Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021

LIBYA VÀ CANH BẠC CHÍNH TRỊ CỦA CÁC NƯỚC LỚN

  Libya là một trong các quốc gia ở Bắc Phi chịu hậu quả của “Mùa xuân Arab”, với sự can thiệp bằng quân sự của Mỹ và phương Tây. Sau khi nhà lãnh đạo Muammar al-Gadhafi bị lật đổ, Libya lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện, cùng lúc tồn tại hai chính phủ tranh giành lợi ích, khiến tình hình bất ổn ngày càng gia tăng, đất nước Libya bị chia cắt và chìm trong nội chiến kéo dài cho đến nay. Nguyên nhân là do cơ cấu quyền lực chưa ổn định, các phe phái đẩy mạnh tranh giành ảnh hưởng, địa bàn hoạt động và các thế lực bên ngoài tăng cường can dự,… khiến cuộc xung đột tại quốc gia Bắc Phi này tiếp tục là một trong các cuộc xung đột vũ trang phức tạp nhất trên thế giới hiện nay.

Bên cạnh đó, Libya là vùng đất có nguồn tài nguyên năng lượng dồi dào, nhất là dầu mỏ (trữ lượng lên tới hơn 48 tỷ thùng, sản lượng khoảng 1,65 triệu thùng/ngày), là một trong 10 quốc gia đứng đầu thế giới về dầu mỏ. Mặt khác, Libya còn nằm ở khu vực Bắc Phi, bên bờ Địa Trung Hải, một vị trí không chỉ mang tính chiến lược quan trọng ở Trung Đông - Bắc Phi mà còn đối với cả châu Âu. Do đó, các nước trong khu vực và trên thế giới can thiệp vào Libya xuất phát các lợi ích kinh tế, chính trị và vị trí địa - chính trị quan trọng của quốc gia này. Đồng thời, các nước cũng rất quan tâm tới việc tham gia tái thiết, xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng tại Libya khi hòa bình được lập lại.
Trong bối cảnh căng thẳng diễn ra ở Libya, giới phân tích nhận định rằng, do cuộc xung đột kéo dài này hết sức phức tạp với sự tham gia của nhiều nước và lợi ích đan xen, nên khó có thể giải quyết trong “một sớm, một chiều”./.
Hình ảnh có thể có: 1 người, trên sân khấu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét