Ông là Nguyễn Văn Bảy ( Nguyễn Văn Hoan ), quê ở Đồng Tháp, Bảy là gọi theo số thứ tự trong gia đình, nhà nghèo mới học hết lớp 3 phải nghĩ học để đi chăn bò, đến 18 tuổi (năm 1945) tập kết ra Bắc và được tuyển chọn để đưa đi đào tạo Phi công láy máy bay chiến đấu, nhưng trình độ chỉ mới lớp 3 trong khi đó điều kiện để đào tạo trở thành phi công thì phải tốt nghiệp 12, trước đây là lớp 10.
Ông được đưa đi học bổ túc văn hóa cấp tốc ở Lạng Sơn, chỉ 7 ngày học hết 7 lớp, mỗi ngày 1 lớp, bỏ hết các môn chỉ tập trung vào học lượng giác và đại số để phục vụ cho việc đào tạo Phi công tính toán được lượng giác phần tử bay. Có lúc ông nản định bỏ cuộc vì học không nổi, nhưng lại nhớ đến lời dặn dò, động viên đưa tiễn của Bác Hồ nên ông cố gắng và quyết tâm không phụ lòng Bác Hồ, trong đoàn được tuyển chọn đưa đi (Liên Xô) đào tạo Phi công láy máy bay chiến đấu chỉ có 34 đồng chí trong đó có Bác Bảy và Bác Hồ đã căn dặn Bác Bảy rằng, chú phải chịu khó và cố gắng học cho thật giỏi để về còn phục vụ cho đất nước, còn láy đưa Bác vào miền Nam thăm đồng bào khi nước nhà thống nhất.
Đến khi Bác Bảy bắn rơi 7 máy bay Mỹ, Bác Hồ nghe tin và chỉ thị không cho Bác Bảy bay nữa để bảo toàn lực lượng, câu chuyện này được kể lại khi đoàn làm phim đi làm tư liệu về 50 năm thực hiện di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh về tận quê hương Đồng Tháp của Bác Bảy và nghe ông kể lại như chuyện cổ tích, và đặc biệt Bác Bảy kể lại với đoàn rằng tao còn sống được là nhờ Bác Hồ, đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất, Bác Bảy là một trong những thành viên của Phi đội phản lực bay trên bầu trời Ba Đình để tiễn biệt Bác Hồ, ông kể lại là vừa bay vừa khóc, hình ảnh đó cho chúng ta thấy tình cảm của Bác Bảy đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta như thế nào, cũng như tình cảm của Bác Hồ đối với quân và dân bao la như biển cả, đó chính là sức mạnh của nền tảng để đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, đại thành công.
Sinh Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét