Thứ Tư, 6 tháng 5, 2020

NHỮNG BẰNG CHỨNG LỊCH SỬ ĐƯỢC XÁC THỰC KHẲNG ĐỊNH: TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM

Từ quá khứ cho tới hiện tại, từ những năm chiến tranh gian khổ đến những tháng ngày bình yên vô tận, giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn có cuộc đấu tranh trường kì mang tên: Hoàng Sa và Trường Sa.
Chúng ta sẽ không khó để tìm được một bài báo, một nguồn thông tin mà chính phủ Trung Hoa luôn một mực khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc” - mặc dù Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã tuyên bố nước ta có đầy đủ bằng chứng Việt Nam mới là đất nước sở hữu hai quần đảo này. Vậy chúng ta cần làm gì trong các cuộc thảo luận tập thể với hội đường lưỡi bò, trong khi bản thân chúng ta chưa tìm hiểu sâu cụ thể? Mình tin rằng, với bài viết này sẽ giúp các bạn không phải nghi ngờ tính chủ quyền của hai quần đảo này và hơn thế nữa, bài viết có thể giúp các bạn “trang bị full giáp” để chứng minh cho bạn bè năm châu nhé!
Không có mô tả ảnh.Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng

Đường lưỡi bò là gì?
Đường lưỡi bò hay còn gọi là đường chín đoạn. Đây là khái niệm mà chính phủ Trung Quốc dựa vào để đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó gồm có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khi thêm phần này kết hợp với bản đồ Trung Quốc, chúng ta sẽ hình dung ra một con bò đang thè lưỡi, tham lam chiếm hết mọi thứ. Từ đó, chúng ta gọi là đường lưỡi bò.

Những chứng cứ điển hình
Dưới đây là những hình ảnh cùng với ghi chú được cho là những bằng chứng lịch sử rõ ràng nhất. Chủ đề của các hình ảnh mình xin phép dịch luôn tại bài viết. Để biết thêm các thông tin chi tiết từ đầu tới cuối, bạn vui lòng bấm vào từng hình ảnh nhé!

1. “Vietnam has full legal basis and historic evidence to affirm its sovereignty over the Truong Sa (Spratly) and Hoang Sa (Paracel) islands in accordance with international law while China disrespectfully put them in their map.”
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo luật pháp quốc tế. Trong khi đó, Trung Quốc lại ngang nhiên đưa hai quần đảo này vào làm một phần trong bản đồ của nước họ.

2. “Vietnam has more than once confirmed that the nation has complete historical evidence and legal basis in accordance with international law to assert sovereignt over the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) islands in the East Sea.”
Việt Nam đã rất nhiều lần khẳng định nước mình có đầy đủ các bằng chứng về mặt lịch sử và về cả mặt cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế. Tất cả đều nhằm để bảo vệ chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

3. “Vietnam has sufficient historical and legal evidence to prove its sovereignty over Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa archipelagoes in line with international law. Historical reality has proven this.”
Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên luật pháp quốc tế. Trên thực tế, lịch sử cũng đã chứng minh rõ điều này.

4. “China needs to immediately end illegal activities in the areas of Vietnam’s Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) archipelagos, to respect the Southeast Asian country’s sovereignty over the archipelagoes and not to carry out any activity that increase tensions and complicate the situation in the region.”
Trung Quốc cần chấm dứt ngay các hành động phi pháp ở khác khu vực trực thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tôn trọng chủa quyền của một quốc gia Đông Nam Á và không thực hiện bất cứ hành động vào làm tác động để tăng sự căng thẳng và phức tạp hóa tình hình khu vực.

5. “越南有充分法律依据和历史证据证明对黄沙和长沙两个群岛拥有的主权,符合于国际法。中国需要尊重越南的主权,停止侵占这些群岛以及威胁和平、稳定及航行安全,使东海局势更加紧张和复杂化的所有行为。黄沙和长沙两个群岛是属于越南的。”
Việt Nam có đầy đủ căn cứ luật pháp và bằng chứng lịch sử chứng minh chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thỏa mãn với luật pháp quốc tế. Chính vì vậy, Trung Quốc bắt buộc phải tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, dừng lại hành động xâm chiếm để uy hiếp sự hòa bình, an toàn và ổn định. Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo của Việt Nam.
Nguồn thông tin tham khảo: Hai My Nguyen/ Maybe You Missed This F*cking News

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét