Báo chí phương Tây và "đại lý" tại VN bắt đầu ám chỉ về sự “mất tích” của Jack Ma sau hai tháng, ông này không xuất hiện trước công chúng. Vậy chuyện gì đã xảy ra và Jack Ma sẽ về đâu?
VẠ MIỆNG?
Ngày 24/10/2020, tại một hội nghị ở Thượng Hải, Jack Ma đã gọi hệ thống ngân hàng Trung Quốc là "tiệm cầm đồ" và Hiệp ước Basel của hệ thống ngân hàng toàn cầu chẳng khác gì "câu lạc bộ của những người già". Hậu quả của bài phát biểu đã đến gần như tức thời khi chỉ một tuần sau, vụ IPO trị giá 35 tỷ USD của Ant group, đế chế tài chính của Jack Ma, bị tuýt còi.
Tất nhiên, sẽ thật là ngây thơ khi cho rằng chính quyền TQ “trừng phạt” vị tỷ phú nổi tiếng nhất nước, vốn được biết là có mối quan hệ thân thiết với chính quyền, chỉ vì một phát ngôn nào đó. Thực tế thì từ trước đó, chính quyền TQ đã tìm cách can thiệp vào sự “bành trướng” của “đế chế” Jack Ma bằng hàng loạt những quy định mới và đỉnh điểm là quyết định điều tra chống độc quyền đối với Tập đoàn Alibaba và cuộc triệu tập thẩm vấn với Ant Group hồi cuối tháng 12/2020.
Pan Gongsheng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, đã tổ chức một cuộc họp báo ngày 26/12/2020 để thông báo kết quả cuộc thẩm vấn với Ant Group, theo đó Ant Group tồn tại các vấn đề bao gồm: cơ chế quản trị doanh nghiệp chưa hoàn thiện, nhận thức pháp luật lỏng lẻo, coi thường các yêu cầu quy định giám sát và quản lý, tồn tại hành vi mua bán chênh lệch giá, sử dụng lợi thế thị trường để loại bỏ các đồng nghiệp cùng kinh doanh một sản phẩm, gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và gây ra khiếu nại từ người tiêu dùng… Nếu Alibaba bị phát hiện lạm dụng cơ chế chi phối thị trường, theo quy định của Luật chống độc quyền của TQ, Alibaba có thể bị ra lệnh dừng các hoạt động bất hợp pháp, tịch thu thu nhập liên quan và nộp 1% -10% tiền phạt từ tổng doanh thu của năm trước (dự kiến trên 50 tỷ NDT).
Năm 2014, Alibaba niêm yết trên sàn chứng khoán New York và huy động được 25 tỷ USD, giật danh hiệu thương vụ IPO lớn nhất thế giới, chính thức đưa công ty Trung Quốc lên sân chơi toàn cầu. . Trả lời CBS News ngay sau đợt IPO, ông Ma chia sẻ cách đối phó với chính quyền TQ: "Đừng bao giờ làm ăn với chính phủ. Hãy yêu nhưng đừng cưới họ". Cũng từ đó, Jack Ma trở thành gương mặt doanh nhân TQ “thân thiện” nhất đối với truyền thông phương Tây (các thí chủ để ý, dù đắm chìm trong làn sóng “bài Trung” ngu xuẩn nhưng báo chí VN ít khi nào có bài “kỳ thị” ông này, còn có cả những kẻ quỳ khóc khi ông này qua thăm VN). Jack cũng là người TQ đầu tiên đến Nhà Trắng chúc mừng Trump đắc cử tổng thống (2017), rồi còn cao hứng cam kết “đem 1 triệu việc làm đến Mỹ”.
Thế nhưng, liệu có phải sự “thân Tây” ấy là nguyên nhân để chính quyền “hạ bệ” Ma?
Vào tháng 9.2019, một phiên bản của tờ Nhân Dân nhật báo có bài xã luận đề cập tỉ phú Jack Ma. Bài xã luận có đoạn: “Không có cái gọi là thời đại của Mã Vân, chỉ có thời đại mà trong đó có Mã Vân”. Và phần kết luận của bài xã luận nhấn mạnh: “Miễn là các doanh nhân có thể hiểu rõ thời đại, nắm bắt cơ hội, thì sẽ có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân vĩ đại hơn nữa ở Trung Quốc”. Có thể hiểu, đây là lời nhắc nhở của chế độ đối với các doanh nhân TQ, nhất là những người ở tầm vóc như Jack Ma, rằng phải biết vị trí của mình!
Việc một “sủng thần” thi thoảng ngạo ngôn hay tung tăng với đối thủ của bậc quân vương thì ngứa mắt thật đấy nhưng đối với một thể chế chính trị thời hiện đại lại chưa phải là quá đáng, nhất là khi “sủng thần” lại là dân kinh doanh và mang trọng trách (tự thân) truyền bá văn hóa TQ ra thế giới. Cái sự “không biết mình là ai” mà báo Đảng TQ ám chỉ chính là sự cạnh tranh quyền lực của Jack đối với chế độ. Sự cạnh tranh quyền lực này không phải vì công ty của Ma thâu tóm thông tin hàng trăm triệu người để từ đó có thể huy động hàng trăm triệu người vào mưu đồ quyền lực chính trị như một số nhà phân tích online hay nhiều báo chí Tây lông. Thuyết âm mưu này giống chuyện cổ tích của bọn Pháp Luân Công quá! He..he…
VẬY QUYỀN LỰC TRANH CHẤP Ở ĐÂY LÀ GÌ?
Quyền lực tối thượng của Nhà nước không phải là vỗ ngực hỏi “mày biết tao là ai không?” mà là quyền In tiền và Thu thuế, tạm gọi chung là quyền quản lý tiền bạc. Muốn biết bản chất quyền lực nhà nước nằm ở đâu thì nhìn vào kẻ giữ quyền in tiền ấy, như ở Mỹ là FED, một tổ chức tài chính tư hữu có quyền in tiền cho nước Mỹ vay và cày trả nợ. Và Ma, sau một thời gian được chính quyền hỗ trợ, ủng hộ phát triển phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, đã trở nên lớn mạnh và muốn thôn tính luôn cả mảng “quỹ tiền tệ” truyền thống của các ngân hàng bằng quỹ đầu tư Yu'ebao. Bị lôi kéo bởi lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng, người dùng Alipay đã ồ ạt chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng sang quỹ Yu'ebao giúp nó nhanh chóng phình to, vượt quá cả tiền gửi thông thường tại Ngân hàng Trung Quốc - một trong bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất đất nước. Yu’ebao có thời điểm trở thành quỹ thị trường tiền tệ lớn nhất thế giới. Đến nỗi mà các nhà kinh tế TQ từng mô tả nền tảng của ông Ma là “ma cà rồng”, “ký sinh trùng tài chính”. Và chính quyền cộng sản TQ cũng không thể để một doanh nghiệp tư nhân cứ “đổ nước chân tường” thành trì tài chính quốc gia như vậy được.
Tuy nhiên, chính phủ TQ không phủ nhận sự ưu việt của nền tảng công nghệ của Ant Group / Alibaba cũng như sự lỗi thời của ngân hàng truyền thống so với các công ty công nghệ. Nhưng việc quản lý tiền tệ không đơn giản là chỉ nhận tiền người gửi, giao tiền người vay mà cùng với đó là cả một hệ thống quản lý rủi ro, là cân bằng thị trường, là chính sách - an ninh tiền tệ của cả quốc gia, và qua đó, là quyền lực của nhà nước. Do đó, đồng thời chính quyền sẽ vừa phải hạn chế sự “bành trướng” của các tổ chức tài chính công nghệ tư nhân, vừa cải tiến hệ thống ngân hàng truyền thống mà việc quảng bá đồng NDT điện tử gần đây như một kỳ vọng thay đổi tình thế.
ĐIỀU GÌ ĐANG CHỜ ĐỢI JACK MA?
Bản chất của nhà nước là nền chuyên chính của giai cấp này đối với giai cấp khác và đối với toàn xã hội. Điều đó đúng với tất cả các loại chế độ, thể chế chứ không phải chỉ mỗi vô sản là chuyên chế như chúng ta thường nghe. Và pháp luật là công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp. Do đó, trong nhiều vụ án kinh tế, chúng ta thấy chủ yếu xử dựa trên suy luận để xác định bản chất vấn đề. Xác định bản chất vấn đề quan trọng hơn nhiều so với quy trình tố tụng (là cái vỏ hình thức) trong việc bảo vệ lợi ích giai cấp, đặc biệt là tại các quốc gia trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế như TQ, Nga, VN… nơi mà nhiều cá nhân trở nên siêu giàu bằng việc lợi dụng chính sách, tham nhũng chính sách, thậm chí nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng lại làm hại đến lợi ích của Nhà nước.
Tại Nga, “đám tang” của Liên Xô chính là cơ hội làm giàu cho rất nhiều thành phần cơ hội lúc bấy giờ. Và khi Putin “lên ngai”, ông đã tìm nhiều cách để thu hồi lại phần tài sản đã mất vào tay các nhà tài phiệt. Ông trùm dầu mỏ Mikhail Khodorkovsky, người giàu nhất nước Nga bấy giờ, bị tuyên 10 năm tù, tập đoàn dầu khí Yukos bị ép phá sản và siết nợ cho các công ty nhà nước. Tỷ phú R. Abramovic thì thức thời hơn, chịu “quy phục” Putin, khai báo danh sách những kẻ trốn thuế, phương thức trốn thuế,.. rồi chịu mất một phần tài sản nhưng an toàn qua Anh an hưởng phần đời còn lại. “Bố già điện Kremli” Berezovsky thì âm thầm ôm tiền thành công trốn qua Anh nhưng cũng không yên khi phải chứng kiến 2 người bạn và cộng sự thân nhất là Litvinenko và Patarkatsishvili lần lượt chết đáng ngờ, trước khi chết vì treo cổ vài năm sau đó.
Ở TQ, trong những năm gần đây, chính quyền Tập Cận Bình cũng không hề ngán ngại việc trừng phạt những tỷ phú có tham vọng chi phối chính trị, hoặc có nguồn gốc từ các gia tộc chính trị có khả năng thách thức nhà nước. Nổi tiếng nhất trong đó có thể kể đến Ngô Tiểu Huy, Chủ tịch Tập đoàn bảo hiểm Anbang, cháu rể của Đặng Tiểu Bình, bị tuyên 18 năm tù vì lừa đảo, biển thủ quỹ bảo hiểm; hay như tỷ phú Vương Kiện Lâm, chủ tập đoàn Dalian Wanda (Đại Liên Vạn Đạt), người từng nhiều năm giữ vị trí giàu nhất Trung Quốc, nhưng cơ nghiệp của ông đang “xuống dốc không phanh”, từ vị thế người giàu nhất châu Á, nay bị đẩy ra ngoài tốp 20 người giàu nhất Trung Quốc từ khi chính phủ mạnh tay kiểm soát các thương vụ mua bán ở nước ngoài.
Trong lúc này, có thể Jack Ma đang cố gắng né tránh xuất hiện trước công chúng trong quá trình điều tra nhưng sự vắng mặt của ông gợi nhớ đến những doanh nhân Trung Quốc khác từng biến mất sau những tranh cãi với các cơ quan quản lý. Chẳng hạn như trùm bất động Nhậm Chí Cường, đã “mất tích” hồi tháng 3/2020 sau khi cáo buộc chính phủ xử lý yếu kém trong đại dịch Covid-19 và đến tháng 9/2020 thì hầu tòa với bản án 18 năm tù vì tội danh "tham nhũng, hối lộ và biển thủ công quỹ". Trước đó vài năm, tỷ phú Tiêu Kiến Hoa của tập đoàn Minh Thiên, cũng “biến mất” khỏi khách sạn Bốn Mùa ở Hong Kong để rồi xuất hiện lại ở Đại Lục để điều tra về vì tội thao túng cổ phiếu và hối lộ tại Thượng Hải, kéo theo một loạt quan to ngã ngựa.
Nguồn : Đạo sỹ chăn gà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét