Ông là kiến trúc sư hàng đầu trong Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài suốt 20 năm và cũng chính ông là người đã vạch ra chiến lược cách mạng ở miền Nam Việt Nam với Đề cương cách mạng miền Nam. Từ bản đề cương này, hàng loạt phong trào đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam nổ ra, dọn đường cho Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công và giải phóng hoàn toàn miền Nam vào năm 1975 kết thúc cuộc kháng chiến vệ Quốc vĩ đại.
Hòa bình tưởng chừng đã được lặp lại ở Việt Nam sau năm 1975, nhưng không, chúng ta phải đối diện với 1 cuộc chiến khác, 1 cuộc chiến mà bản chất của nó đã được nhận định ngay từ lúc đầu khi ông Ba Quốc (Đặng Trần Đức) báo cáo công tác tình báo cho TBT Lê Duẩn năm 1977 : “Thưa anh Ba, có lẽ, chúng ta nên chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mới có thể sẽ phải chiến đấu ở cả hai đầu mặt trận“. Năm 1978, những nhận định của công tác tình báo lập tức được trình ra trước Trung ương để nhận định về kẻ thù phải đối mặt, Bộ Chính trị và Trung ương lúc đó đã nhận định rõ kẻ thù và kẻ nguy hiểm nhất thời điểm đó, đến từ phía Bắc và bè lũ Sen đầm quốc tế do Mỹ và Singapore cầm đầu, còn Polpot chỉ là mục tiêu thứ yếu, nó chỉ là tay sai trong bộ máy chiến tranh mà Trung quốc, Mỹ dựng nên. Một lần nữa, dưới sự chỉ huy của dũng tướng Lê Trọng Tấn, đội quân bách chiến bách thắng lại thân chinh ra trận để cứu không chỉ chúng ta mà còn cứu cả Đông Nam Á, thoát khỏi viễn cảnh như Trung Đông hiện nay.
Lịch sử cần có những người hy sinh sự nghiệp, danh dự của mình vì cái chung, vì đại cục, sự vĩ đại của người Lãnh tụ cách mạng là nằm ở tố chất đó và TBT Lê Duẩn là 1 trong số đó, ông hy sinh cả đời mình, chịu nhiều thiệt thòi kể cả lúc sống và sau khi ông mất, không nhận bất cứ công lao gì về mình, mặc dù ông là người có vai trò cực kỳ quan trọng, có tầm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc kháng chiến nhất thống giang sơn và bảo vệ Tổ quốc sau này. Ông làm những gì có thể nhất vì đất nước này, vì dân tộc này, vì thế hệ này, và vì chế độ này, giống như lời nhận định của Pierre Asselin : “Với Lê Duẩn, cái gì nhịn được thì nhịn, nhưng ông ấy tuyệt đối không bao giờ nhượng bộ những điều gây nguy hại cho an ninh quốc gia" và trong một nhận xét khác có tính khẳng định hơn, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Javier Pérez de Cuéllar khẳng định: “Ngài Tổng Bí thư Lê Duẩn đã giữ một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử của Việt Nam cũng như lịch sử thế giới trong thế kỷ 20”.
Để nhắc tới những cuộc vệ Quốc vĩ đại đã qua của dân tộc, không thể không nhắc đến ông - TBT Lê Duẩn. Thế kỷ này, thế kỷ sau và hàng trăm năm sau, cái tên của ông vẫn sẽ đi vào lịch sử như 1 Bismark của Đông Nam Á, tầm vóc và sự vĩ đại của ông cho đến tận ngày nay thế giới vẫn chưa thể đánh giá hết, ngay cả bởi chính chúng ta.
“Sự trung thành đối với chủ nghĩa dân tộc của Lê Duẩn, là điều khiến cho Việt Nam là nước tiên phong trên toàn thế giới đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng đất nước“.
Stein Tonesson.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét