<Thanh Huyền>
Cách đây 10 năm, ngày 15/3/2011 được xem là dấu mốc khởi đầu cho cuộc xung đột tại Syria khi các cuộc biểu tình phản đối chính phủ đồng loạt diễn ra trên toàn quốc. Và 10 năm sau, trong một cuộc khảo sát quốc tế, tới 75% số người được hỏi cho rằng, “Mùa xuân Arab” đã tàn phá đất nước và cuộc sống yên bình của họ, tình hình hiện nay tồi tệ và nghèo khổ hơn nhiều so với 10 năm trước đây. 10 năm của chiến tranh, 10 năm của mất mát và cái cuối cùng họ nhận được là câu trả lời: "Dân chủ đem lại cái gì cho dân tộc Syria"
Không có gì ngoài những con số bi thương. 388.000 người thiệt mạng, trong đó có khoảng 118.000 dân thường và 22.000 trẻ em. Hơn 1/2 dân số Syria đã phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, khoảng 200.000 người mất tích. Trong số nạn nhân của cách mạng dân chủ này, trẻ em chính là người bị thiệt thòi nhất. Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, trong vòng 10 năm qua, hơn 1 triệu trẻ em được sinh ra trong các trại tị nạn ngoài Syria; 3,5 triệu trẻ em thất học; 90% trẻ em Syria đang rất cần được hỗ trợ cả về vật chất và tâm lý. Chúng không biết đến bất cứ điều gì ngoài chết chóc, li tán và tàn phá.
Từ một quốc gia giàu có, thu nhập cao, giờ đây, đất nước Syria trở thành một đống tro tàn thực sự mà phải rất nhiều năm mới khôi phục được như trước 2011. Theo tính toán của giới chuyên gia, chi phí cần thiết cho công cuộc tái thiết cơ sở hạ tầng của Syria dao động từ 300 đến 1.200 tỷ USD, và chỉ tính riêng việc khắc phục hậu quả chiến tranh sẽ mất từ 10 đến 15 năm; còn việc tái thiết lại các cơ sở hạ tầng, khôi phục lại nền kinh tế và đạt mức phát triển như hồi trước năm 2011 là "nhiệm vụ thế kỷ" đối với không chỉ chính quyền Syria mà còn với cả cộng đồng quốc tế.
Và điều ước lớn nhất của người dân Syria lúc này - đó là họ có thể thay đổi lịch sử, tránh xa những chiếc bánh vẽ mang tên "Dân chủ - nhân quyền", để trở lại cuộc sống bình yên trước đây. Nhưng điều ước đó chắc chắn sẽ rất lâu mới trở thành hiện thực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét