(Ảnh minh họa: QĐND)
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, ở trong nước cũng như ngoài nước xuất hiện nhiều tư tưởng lo lắng, quan ngại. Trong khi đại đa số ý kiến ủng hộ phương thức đấu tranh hòa bình đúng đắn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, thì cũng có một số người lợi dụng tình hình ấy để bày tỏ “lòng trung thành với tâm nguyện vì dân vì nước” rồi cho rằng: “Không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba là tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi”(!). Thực chất, đó là biểu hiện của mưu toan hướng lái Việt Nam chệch khỏi đường lối độc lập và tự chủ trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; hòng “đục nước béo cò”, phục vụ cho những dã tâm nguy hiểm hơn của các thế lực thù địch, phản động chống phá Việt Nam.
Chủ quyền quốc gia dân tộc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Đó là tình cảm tự nhiên, sâu thẳm trong trái tim, khối óc của mỗi người dân Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ bảo toàn lãnh thổ của Tổ quốc, cả hệ thống chính trị và toàn quân, toàn dân ta đang tích cực, chủ động và kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Đây là đường lối đấu tranh hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt trong tình hình hiện nay. Đường lối này là sự kết tinh truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm giữ nước. Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta đã cho thấy, khi nào Việt Nam kiên định đường lối độc lập và tự chủ thì cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc thắng lợi; trái lại, khi nào tinh thần độc lập và tự chủ không được phát huy đúng đắn, nhún nhường hay bị nước ngoài can thiệp, ép buộc thì nền độc lập của Tổ quốc bị đe dọa, đất nước bị xâm lược, thôn tính hay chia cắt lâu dài. Bài học đấu tranh giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX chỉ ra, nhân dân ta đã bước ra khỏi hai cuộc chiến tranh với hai tư thế khác nhau. Nếu như trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân và dân ta đã đánh thắng Pháp trên chiến trường, nhưng lại không thắng được hoàn toàn các mưu đồ thâm hiểm trên bàn đàm phán Giơ-ne-vơ (1954), bị các cường quốc áp đặt, chi phối, chia chác và hy sinh nền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, buộc nhân dân ta phải mất thêm 21 năm nữa cho cuộc đấu tranh của mình. Rút kinh nghiệm từ bài học xương máu đó, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chúng ta đã kiên quyết giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình không chỉ trên chiến trường, trên bàn đàm phán mà cả trên mặt trận ngoại giao; tận dụng và huy động hết thảy sức mạnh của thời đại, sức mạnh của sự ủng hộ quốc tế, của nhân dân và chính phủ khắp các nước trên thế giới. Với tinh thần đó, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã kiên trì thực hiện thắng lợi một cách trọn vẹn lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quyết giành cho được độc lập”, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta hiện nay đã chứng minh rằng, việc kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế… vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh của Đảng, Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn.
Các cuộc chiến tranh và xung đột khắp Nam Âu đến Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi mấy thập niên qua đều chỉ ra, một trong những nguyên nhân và “ngòi nổ” của nó là thiếu sự kiên định đường lối đối ngoại độc lập và tự chủ của chính phủ các nước đó. Mới đây, bài học về cuộc nội chiến ở Xy-ri, xung đột và tan vỡ đất nước của U-crai-na, I-rắc… chính là sự không nhất quán về đường lối độc lập và tự chủ trong đấu tranh bảo vệ đất nước. Chính phủ và ngay cả một bộ phận nhân dân các nước đó đã luôn trông chờ hoặc nước này, hoặc thế lực kia đến “cứu giúp” dân tộc mình. Họ có biết đâu rằng, đằng sau những hành động và việc làm “vô tư”, “nhân đạo” đó là cả một “núi” những tham vọng về lợi ích chiến lược của các cường quốc; và hậu quả để lại cho nhân dân các nước đó là cảnh "nồi da nấu thịt”, chém giết lẫn nhau, tàn phá tan hoang chính quê hương, đất nước mình.
Những bài học lịch sử còn nóng hổi tính thời sự, được rút ra từ xương máu của nhân loại và nhân dân Việt Nam đã trở nên rõ ràng. Ấy vậy mà, vẫn có những giọng điệu, tư tưởng “ngóng trông”, “chờ đợi” và mạnh dạn “khuyên can chân thành” Chính phủ và nhân dân Việt Nam nên liên minh quân sự với nước này để kiềm chế hay chống đỡ đối với nước khác mới bảo vệ được nền độc lập của mình (!). Nhưng để có được liên minh quân sự đó, họ cũng nói rõ ngay cái giá mà Việt Nam phải trả đó là: “Cần thay đổi chính sách nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam”; “từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước và quân đội”; “thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội” (!) v.v..
Như vậy, động cơ và ý tứ “chân thành” của họ đã bộc lộ rõ “chân tướng”. Nếu ta làm theo họ, trước hết là đã từ bỏ những nguyên tắc căn bản nhất về quyền tự quyết dân tộc, tự quyết định đến vận mệnh của dân tộc mình-điều mà bất cứ một quốc gia, dân tộc, một người dân bình thường nào cũng không thể chấp nhận được. Tiếp đến, đó là chúng ta phải từ bỏ vũ khí sức mạnh chính trị, tinh thần đã hóa thành sức mạnh vật chất vĩ đại nhất của dân tộc ta trong suốt thế kỷ XX đến nay-vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Và nếu thực hiện theo ý họ, có nghĩa là chúng ta sẽ mắc mưu “đuổi hùm cửa trước, rước beo cửa sau”. Thực chất, đó là hành động “cõng rắn cắn gà nhà” đã bị lịch sử dân tộc Việt Nam lên án. Hơn nữa, trong việc đấu tranh phản đối nước ngoài xâm phạm trái phép chủ quyền vùng biển của Việt Nam vừa qua, chúng ta đã hiểu rõ chính phủ, nhân dân nước nào đã thực tâm với nhân dân Việt Nam, hết lòng, hết sức ủng hộ Việt Nam; còn ai lợi dụng hoàn cảnh rối ren để “đục nước béo cò”, toan tính tiếp tục thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, làm phức tạp thêm tình hình đất nước, phá hoại sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta từ bên trong.
Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần hiểu đúng sức mạnh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sức mạnh tổng hợp của quốc gia về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; trong đó, sức mạnh của lực lượng vũ trang là nòng cốt; phát huy sức mạnh nội lực là chính, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; kết hợp quân sự với kinh tế, chính trị với ngoại giao. Sức mạnh bên trong của đất nước, sức mạnh của chế độ chính trị, sự trung thành, tận tụy, trong sạch của đội ngũ cán bộ, công chức và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định. Chỉ có kiên trì thực hiện đường lối và chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, chúng ta mới phát huy sức mạnh dân tộc, tranh thủ khai thác, phát huy sức mạnh thời đại cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc./.
TS. Nguyễn Văn Quang
Chủ quyền quốc gia dân tộc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Đó là tình cảm tự nhiên, sâu thẳm trong trái tim, khối óc của mỗi người dân Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ bảo toàn lãnh thổ của Tổ quốc, cả hệ thống chính trị và toàn quân, toàn dân ta đang tích cực, chủ động và kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Đây là đường lối đấu tranh hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt trong tình hình hiện nay. Đường lối này là sự kết tinh truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm giữ nước. Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta đã cho thấy, khi nào Việt Nam kiên định đường lối độc lập và tự chủ thì cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc thắng lợi; trái lại, khi nào tinh thần độc lập và tự chủ không được phát huy đúng đắn, nhún nhường hay bị nước ngoài can thiệp, ép buộc thì nền độc lập của Tổ quốc bị đe dọa, đất nước bị xâm lược, thôn tính hay chia cắt lâu dài. Bài học đấu tranh giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX chỉ ra, nhân dân ta đã bước ra khỏi hai cuộc chiến tranh với hai tư thế khác nhau. Nếu như trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân và dân ta đã đánh thắng Pháp trên chiến trường, nhưng lại không thắng được hoàn toàn các mưu đồ thâm hiểm trên bàn đàm phán Giơ-ne-vơ (1954), bị các cường quốc áp đặt, chi phối, chia chác và hy sinh nền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, buộc nhân dân ta phải mất thêm 21 năm nữa cho cuộc đấu tranh của mình. Rút kinh nghiệm từ bài học xương máu đó, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chúng ta đã kiên quyết giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình không chỉ trên chiến trường, trên bàn đàm phán mà cả trên mặt trận ngoại giao; tận dụng và huy động hết thảy sức mạnh của thời đại, sức mạnh của sự ủng hộ quốc tế, của nhân dân và chính phủ khắp các nước trên thế giới. Với tinh thần đó, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã kiên trì thực hiện thắng lợi một cách trọn vẹn lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quyết giành cho được độc lập”, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta hiện nay đã chứng minh rằng, việc kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế… vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh của Đảng, Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn.
Các cuộc chiến tranh và xung đột khắp Nam Âu đến Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi mấy thập niên qua đều chỉ ra, một trong những nguyên nhân và “ngòi nổ” của nó là thiếu sự kiên định đường lối đối ngoại độc lập và tự chủ của chính phủ các nước đó. Mới đây, bài học về cuộc nội chiến ở Xy-ri, xung đột và tan vỡ đất nước của U-crai-na, I-rắc… chính là sự không nhất quán về đường lối độc lập và tự chủ trong đấu tranh bảo vệ đất nước. Chính phủ và ngay cả một bộ phận nhân dân các nước đó đã luôn trông chờ hoặc nước này, hoặc thế lực kia đến “cứu giúp” dân tộc mình. Họ có biết đâu rằng, đằng sau những hành động và việc làm “vô tư”, “nhân đạo” đó là cả một “núi” những tham vọng về lợi ích chiến lược của các cường quốc; và hậu quả để lại cho nhân dân các nước đó là cảnh "nồi da nấu thịt”, chém giết lẫn nhau, tàn phá tan hoang chính quê hương, đất nước mình.
Những bài học lịch sử còn nóng hổi tính thời sự, được rút ra từ xương máu của nhân loại và nhân dân Việt Nam đã trở nên rõ ràng. Ấy vậy mà, vẫn có những giọng điệu, tư tưởng “ngóng trông”, “chờ đợi” và mạnh dạn “khuyên can chân thành” Chính phủ và nhân dân Việt Nam nên liên minh quân sự với nước này để kiềm chế hay chống đỡ đối với nước khác mới bảo vệ được nền độc lập của mình (!). Nhưng để có được liên minh quân sự đó, họ cũng nói rõ ngay cái giá mà Việt Nam phải trả đó là: “Cần thay đổi chính sách nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam”; “từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước và quân đội”; “thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội” (!) v.v..
Như vậy, động cơ và ý tứ “chân thành” của họ đã bộc lộ rõ “chân tướng”. Nếu ta làm theo họ, trước hết là đã từ bỏ những nguyên tắc căn bản nhất về quyền tự quyết dân tộc, tự quyết định đến vận mệnh của dân tộc mình-điều mà bất cứ một quốc gia, dân tộc, một người dân bình thường nào cũng không thể chấp nhận được. Tiếp đến, đó là chúng ta phải từ bỏ vũ khí sức mạnh chính trị, tinh thần đã hóa thành sức mạnh vật chất vĩ đại nhất của dân tộc ta trong suốt thế kỷ XX đến nay-vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Và nếu thực hiện theo ý họ, có nghĩa là chúng ta sẽ mắc mưu “đuổi hùm cửa trước, rước beo cửa sau”. Thực chất, đó là hành động “cõng rắn cắn gà nhà” đã bị lịch sử dân tộc Việt Nam lên án. Hơn nữa, trong việc đấu tranh phản đối nước ngoài xâm phạm trái phép chủ quyền vùng biển của Việt Nam vừa qua, chúng ta đã hiểu rõ chính phủ, nhân dân nước nào đã thực tâm với nhân dân Việt Nam, hết lòng, hết sức ủng hộ Việt Nam; còn ai lợi dụng hoàn cảnh rối ren để “đục nước béo cò”, toan tính tiếp tục thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, làm phức tạp thêm tình hình đất nước, phá hoại sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta từ bên trong.
Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần hiểu đúng sức mạnh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sức mạnh tổng hợp của quốc gia về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; trong đó, sức mạnh của lực lượng vũ trang là nòng cốt; phát huy sức mạnh nội lực là chính, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; kết hợp quân sự với kinh tế, chính trị với ngoại giao. Sức mạnh bên trong của đất nước, sức mạnh của chế độ chính trị, sự trung thành, tận tụy, trong sạch của đội ngũ cán bộ, công chức và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định. Chỉ có kiên trì thực hiện đường lối và chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, chúng ta mới phát huy sức mạnh dân tộc, tranh thủ khai thác, phát huy sức mạnh thời đại cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc./.
TS. Nguyễn Văn Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét