Từ góc độ lý luận
Trước hết, cần bắt đầu từ luận điểm "Chiến tranh là sự kế tục của chính trị," mà quân đội xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh (tiến công hoặc phòng ngự). Đây là luận điểm được Clausewitz (1780-1831) - nhà lý luận quân sự tư sản nổi tiếng của nước Phổ - khái quát.
Luận điểm này được thừa nhận rộng rãi trong cả khoa học quân sự tư sản lẫn khoa học quân sự vô sản, nên không thể bác bỏ.
Chính V.I. Lenin cũng đánh giá cao luận điểm này. Một khi đã thừa nhận “chiến tranh là sự kế tục của chính trị,” thì tất yếu phải thừa nhận không bao giờ và không ở đâu có thứ quân đội “đứng ngoài chính trị,” hoặc “không dính đến chính trị,” bởi bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng có mục tiêu chính trị, phản ảnh lập trường chính trị của các bên tham chiến; và quân đội của các bên tham chiến đều được lực lượng chính trị cầm quyền tổ chức, giáo dục để thực hiện mục tiêu chính trị đó của cuộc chiến tranh.
Thứ hai, quân đội bao giờ cũng mang bản chất giai cấp của nhà nước đã tổ chức và nuôi dưỡng nó; bởi quân đội là một thành phần của nhà nước, là công cụ bạo lực vũ trang của nhà nước để bảo vệ thành quả mà lực lượng chính trị cầm quyền có được qua các cuộc đấu tranh giành quyền lực.
Lịch sử xuất hiện quân đội gắn liền với sự ra đời của nhà nước; mà nhà nước là sản phẩm tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp, nên bất cứ nhà nước nào cũng có tính chất giai cấp.
Ngày nay, ở các nước theo thể chế chính trị tư bản, với chế độ đa đảng, mặc dù có hiện tượng các đảng phái thay nhau cầm quyền, nhưng thực chất họ vẫn duy trì sự nhất nguyên về chính trị. Đó là thứ chính trị của giai cấp tư sản, bởi đảng chính trị nào cầm quyền cũng chỉ là sự đại diện cho các nhóm và tầng lớp khác nhau của giai cấp tư sản; nên chính phủ do các đảng chính trị cầm quyền chi phối vẫn đều phục tùng quyền lợi và bảo vệ lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản là chủ yếu, mặc dù vẫn phải thực thi chức năng công quyền - một trong hai chức năng cơ bản (chức năng giai cấp và chức năng công quyền) của bất cứ nhà nước nào. Theo đó, với tư cách là các cơ quan chức năng của nhà nước, quân đội được lập ra để bảo vệ thể chế chính trị của giai cấp cầm quyền, không thể không mang bản chất giai cấp của nhà nước đã tổ chức, quản lý và nuôi dưỡng nó.
Những người cổ súy cho quan điểm “cần phi chính trị hóa quân đội” đã không hiểu, hay cố tình không hiểu rằng nói đến “chính trị” của một tổ chức, một lực lượng, là nói đến tính giai cấp mà tổ chức, lực lượng đó quán triệt và thực hiện trong thực tiễn xây dựng về mặt tư tưởng, tổ chức và thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình.
Với tư cách là một bộ phận của nhà nước, lực lượng vũ trang của bất cứ xã hội nào cũng đều phụ thuộc vào đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền; đồng thời, các lực lượng chính trị cầm quyền bao giờ cũng tìm mọi cách để nắm chắc lực lượng vũ trang thông qua nhiều biện pháp về chính trị, tư tưởng, tổ chức và chính sách.
Do vậy, ngay từ khi xuất hiện, quân đội đã “thấm đẫm” thứ chính trị của nhà nước và giai cấp nắm giữ quyền lực trong xã hội; không có và không thể có thứ quân đội “trung lập về chính trị,” hay “đứng ngoài chính trị” như giai cấp tư sản thường tuyên truyền, nhằm che giấu bản chất giai cấp của quân đội các nước tư bản.
Phê phán sự che giấu bản chất giai cấp của quân đội tư sản. V.I. Lenin đã thẳng thừng vạch rõ: “Không lôi kéo quân đội vào chính trị - đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân giả nghĩa của giai cấp tư sản và của chế độ Nga hoàng, bọn này trong thực tế bao giờ cũng đã lôi kéo quân đội vào chính trị phản động” (trích "V.I. Lenin Toàn tập," tập 12).
Công khai bản chất giai cấp công nhân của lực lượng vũ trang cách mạng, V.I. Lenin đề ra nguyên tắc xây dựng Hồng quân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Vận dụng sáng tạo tư tưởng của V.I. Lenin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, ngay từ năm 1930, trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh - đã yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 3) và trong suốt quá trình tổ chức xây dựng, lãnh đạo, giáo dục Quân đội ta, Người luôn nhắc nhở: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục;”; do đó, “Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội. Phải tăng cường giáo dục chính trị để nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho toàn quân.”
Từ thực tiễn của thế giới
Từ trước đến nay không có quân đội của quốc gia nào “trung lập về chính trị” hay “đứng ngoài chính trị;” bởi đây là công cụ bạo lực vũ trang bảo vệ thể chế chính trị của lực lượng chính trị thắng thế cầm quyền duy trì.
Không khó để nhận thấy sự tham chính của quân đội nhiều nước, khi người ta vẫn chứng kiến các vụ đảo chính quân sự ở nước này, nước khác, nhất là ở châu Á, châu Phi trong những năm gần đây.
Ở các nước Mỹ, Anh, Pháp... quân đội không chỉ được dùng vào nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc, mà còn được dùng vào các hoạt động xâm lược, lật đổ, can thiệp quân sự vào các quốc gia có chủ quyền khác, nhằm mục tiêu chính trị là dựng lên ở đây các chính phủ thân phương Tây; thực chất là để phục vụ đường lối đối nội và đối ngoại của các đảng chính trị cầm quyền, mà suy cho cùng là phục vụ lợi ích của các thế lực tư bản độc quyền đứng đằng sau các chính phủ đương nhiệm.
Chỉ tính từ năm 1990 đến nay, quân đội Mỹ đã liên tục can dự vào đời sống chính trị của các nước và các khu vực, kể cả tiến hành chiến tranh, như ở vùng Vịnh Persian năm 1991, Nam Tư năm 1999, Afghanistan năm 2001, Iraq năm 2003, Libya năm 2011...
Nhìn vào thực tiễn lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta chống lại ách nô dịch của thực dân Pháp, phátxít Nhật và đế quốc Mỹ cũng thấy rất rõ quân đội các nước này không bao giờ “trung lập về chính trị,” nhất là khi các quân nhân của họ được giáo dục “sứ mệnh” đến Việt Nam để “ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa cộng sản lan ra toàn khu vực Đông Nam Á” (!).
Cũng cần thấy rằng ở các nền chính trị có cấu trúc đa đảng đối lập, bất cứ đảng chính trị nào khi cầm quyền cũng tìm mọi cách để nắm quân đội; bởi khi nắm được quân đội, thì việc duy trì quyền lực của đảng đó sẽ thuận lợi hơn.
Tuy vậy, khi mà sự tranh giành quyền lực giữa các đảng chính trị diễn ra gay gắt, dẫn đến khủng hoảng chính trị, thì thường xuất hiện lời kêu gọi “quân đội đứng trung lập về chính trị,” nhưng trong thực tế, các đảng đều tìm sự hậu thuẫn từ quân đội.
Ở Thái Lan, mặc dù nhiều lần các chính khách yêu cầu “quân đội đứng ngoài chính trị;” có lúc cả Bộ trưởng Quốc phòng cam kết “quân đội không can dự vào chính trường;” thậm chí Hiến pháp năm 1997 của Thái Lan tuyên bố loại quân đội khỏi chính trị, nhưng trong thực tế không có điều đó.
Bản thân Quân đội Mỹ cũng không đứng ngoài những xung đột chính trị trong nước. Ngày 21/8/2012, tướng Martin Dempsey - Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân chỉ trích các cựu sỹ quan Mỹ vì đã tiến hành một chiến dịch chống lại Tổng thống B. Obama. Ông yêu cầu “quân đội phải đứng ngoài chính trị,” song vị tướng này lại bị những người thuộc Đảng Cộng hòa cho là thiên vị Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012.
Ở Liên bang Nga, ngày 4/10/1993, Tổng thống B.Yeltsin đã không ngần ngại sử dụng quân đội nã pháo vào tòa nhà quốc hội, nơi có những người ủng hộ các nghị sỹ dân tộc và cộng sản đang trú ngụ, để giải quyết cuộc đối đầu với cơ quan lập pháp.
Thực tiễn lịch sử của cách mạng Việt Nam
Ai cũng biết Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ các phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, được Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo, giáo dục để giành và giữ chính quyền cách mạng; nên bản thân nó đã là một lực lượng chính trị.
75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam đã chứng minh rõ một thực tiễn lịch sử là Quân đội ta luôn là lực lượng chính trị trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Điều đó được thể hiện trước hết ở sự thống nhất về mục tiêu chiến đấu của Quân đội với mục tiêu chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Vì thế, trái với sự hô hào “quân đội phải đứng ngoài chính trị,” Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, thực hiện chiến đấu thắng lợi.
Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải chăm lo xây dựng Quân đội vững về chính trị. Người căn dặn: “Một quân đội văn hay võ giỏi, là một quân đội vô địch” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5) và “Muốn cho quân đội ta quyết chiến quyết thắng hơn nữa thì phải săn sóc đời sống vật chất của họ, nâng cao trình độ chiến thuật và kỹ thuật của họ, nhất là giáo dục chính trị, làm cho có lập trường vững chắc, lập trường quân đội của nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo.”
Trong lần về thăm Trường Chính trị trung cấp quân đội (nay là Học viện Chính trị) ngày 25/10/1951, Người nhắc nhở các học viên: “Phải cố gắng học tập về mọi mặt chính trị, quân sự. Phải học tập chính trị: Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại.”
Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, mà cốt lõi là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chăm lo xây dựng bản chất giai cấp công nhân gắn liền với xây dựng tính nhân dân, tính dân tộc của Quân đội ta là một bài học thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Lãnh tụ Hồ Chí Minh trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản ở một nước có nền kinh tế chậm phát triển.
Lịch sử cách mạng Việt Nam đã kiểm nghiệm và khẳng định tính đúng đắn của bài học đó. Ngay từ ngày đầu thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã được tổ chức theo mô hình có chi bộ Đảng lãnh đạo; bên cạnh người đội trưởng, có một cán bộ chính trị chuyên làm công tác chính trị theo đường lối của Đảng.
Thực tiễn lịch sử cách mạng nước ta cũng cho thấy, một khi không có sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang sẽ bị biến chất, mất định hướng chính trị và mục tiêu chiến đấu; không còn là lực lượng vũ trang của nhân dân, không còn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; do đó, không thể làm tròn được chức năng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.
Có thể thấy rõ điều đó, khi chúng ta nhớ lại những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến cuối năm 1945, với sự kiện các sư đoàn Vệ binh Cộng hòa ở Nam Bộ nhanh chóng phân hóa, tan rã; tệ hại nhất là “Đệ Tam sư đoàn vệ binh cộng hòa” có nhiều hành động chống lại Việt Minh, phản lại nhân dân, do không được xây dựng theo nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo lực lượng vũ trang.
Xứ ủy Nam Bộ đã phê phán và chỉ đạo Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ khắc phục sai lầm này vào thời gian đó.
Một sự kiện khác, là giai đoạn 1983-1985, việc áp dụng máy móc kinh nghiệm của nước ngoài về thiết lập Hội đồng quân sự, bỏ hệ thống tổ chức đảng từ cấp trên cơ sở, đã làm sức mạnh tổng hợp của Quân đội bị ảnh hưởng xấu nghiêm trọng. Nguyên nhân là do sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội bị suy giảm. Vì thế, sau hai năm thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa V), Đảng ta đã quyết định khôi phục lại hệ thống tổ chức đảng từ Quân ủy Trung ương đến cơ sở bằng việc ra Nghị quyết 27-NQ/TW để thay thế.
Năm 2005, Bộ Chính trị (khóa IX) ban hành Nghị quyết 51-NQ/TW về “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam” nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội. Nhờ chăm lo xây dựng vững mạnh về chính trị, mà trước hết là giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội ta luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong mọi giai đoạn cách mạng, xứng đáng với lời tuyên dương (năm 1964) của Bác: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 11).
Nhân đây cũng cần nói thêm rằng, lá cờ thêu sáu chữ “Trung với nước, hiếu với dân” mà Bác Hồ trao tặng Trường Võ bị Lục quân Trần Quốc Tuấn vào tháng 5/1946 là lời căn dặn của Người đối với Nhà trường, diễn ra ở bối cảnh lịch sử đặc biệt trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến lúc bấy giờ, Việt Minh chỉ nắm một số bộ; Việt quốc, Việt cách nắm một số bộ; Bộ Quốc phòng do người không đảng phái nắm; Đảng ta đã rút vào hoạt động bí mật từ tháng 11/1945.
Tách rời hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đó để cho rằng Hồ Chí Minh chưa bao giờ yêu cầu Quân đội phải trung thành với Đảng là sự xuyên tạc tư tưởng nhất quán của Người về mối quan hệ giữa Quân đội với Đảng Cộng sản.
Sự thật là không phải một lần (năm 1964, như đã dẫn ở trên), mà nhiều lần, Bác Hồ căn dặn cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân phải luôn trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; bởi theo Người: Đảng ta không chỉ là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, mà còn là đại biểu trung thành cho lợi ích của nhân dân lao động và của dân tộc; đồng thời, Quân đội ta là quân đội của nhân dân, do Đảng ta xây dựng, lãnh đạo và giáo dục.
Chính tại Hội nghị quân sự lần thứ V, tháng 8/1948 (khi Việt quốc và Việt cách đã tan rã sau vụ Ôn Như Hầu tháng 7/1946), Bác Hồ đã nêu công khai sáu nhiệm vụ của người tướng trong Quân đội trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung; và khi giải thích từ Trung, Bác nói: “Trung là trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với nhân dân, với cách mạng, với Đảng” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5).
Tại lễ phong quân hàm cho cán bộ cao cấp quân đội, ngày 22/12/1958, Bác lại nói: “Trải qua 14 năm phấn đấu, quân đội ta đã hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho; đã có truyền thống vẻ vang là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân; chiến đấu anh dũng; công tác và lao động tích cực.” Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam “trung với nước, hiếu với dân” và “trung với Đảng, hiếu với dân” là thống nhất; là quan điểm xuyên suốt của Người về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam và mối quan hệ mật thiết giữa Quân đội nhân dân với Tổ quốc và Đảng Cộng sản.
Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là một nguyên tắc cơ bản, hàng đầu trong xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.” Đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là sự nỗ lực của bản thân Quân đội nhân dân, bao gồm cả nhiệm vụ chủ động, tích cực vạch trần các thủ đoạn, âm mưu hòng “phi chính trị hóa” quân đội./.
PGS, TS Nguyễn Ngọc Hồi, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dânNguồn: TTXVN
Trước hết, cần bắt đầu từ luận điểm "Chiến tranh là sự kế tục của chính trị," mà quân đội xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh (tiến công hoặc phòng ngự). Đây là luận điểm được Clausewitz (1780-1831) - nhà lý luận quân sự tư sản nổi tiếng của nước Phổ - khái quát.
Luận điểm này được thừa nhận rộng rãi trong cả khoa học quân sự tư sản lẫn khoa học quân sự vô sản, nên không thể bác bỏ.
Chính V.I. Lenin cũng đánh giá cao luận điểm này. Một khi đã thừa nhận “chiến tranh là sự kế tục của chính trị,” thì tất yếu phải thừa nhận không bao giờ và không ở đâu có thứ quân đội “đứng ngoài chính trị,” hoặc “không dính đến chính trị,” bởi bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng có mục tiêu chính trị, phản ảnh lập trường chính trị của các bên tham chiến; và quân đội của các bên tham chiến đều được lực lượng chính trị cầm quyền tổ chức, giáo dục để thực hiện mục tiêu chính trị đó của cuộc chiến tranh.
Thứ hai, quân đội bao giờ cũng mang bản chất giai cấp của nhà nước đã tổ chức và nuôi dưỡng nó; bởi quân đội là một thành phần của nhà nước, là công cụ bạo lực vũ trang của nhà nước để bảo vệ thành quả mà lực lượng chính trị cầm quyền có được qua các cuộc đấu tranh giành quyền lực.
Lịch sử xuất hiện quân đội gắn liền với sự ra đời của nhà nước; mà nhà nước là sản phẩm tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp, nên bất cứ nhà nước nào cũng có tính chất giai cấp.
Ngày nay, ở các nước theo thể chế chính trị tư bản, với chế độ đa đảng, mặc dù có hiện tượng các đảng phái thay nhau cầm quyền, nhưng thực chất họ vẫn duy trì sự nhất nguyên về chính trị. Đó là thứ chính trị của giai cấp tư sản, bởi đảng chính trị nào cầm quyền cũng chỉ là sự đại diện cho các nhóm và tầng lớp khác nhau của giai cấp tư sản; nên chính phủ do các đảng chính trị cầm quyền chi phối vẫn đều phục tùng quyền lợi và bảo vệ lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản là chủ yếu, mặc dù vẫn phải thực thi chức năng công quyền - một trong hai chức năng cơ bản (chức năng giai cấp và chức năng công quyền) của bất cứ nhà nước nào. Theo đó, với tư cách là các cơ quan chức năng của nhà nước, quân đội được lập ra để bảo vệ thể chế chính trị của giai cấp cầm quyền, không thể không mang bản chất giai cấp của nhà nước đã tổ chức, quản lý và nuôi dưỡng nó.
Những người cổ súy cho quan điểm “cần phi chính trị hóa quân đội” đã không hiểu, hay cố tình không hiểu rằng nói đến “chính trị” của một tổ chức, một lực lượng, là nói đến tính giai cấp mà tổ chức, lực lượng đó quán triệt và thực hiện trong thực tiễn xây dựng về mặt tư tưởng, tổ chức và thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình.
Với tư cách là một bộ phận của nhà nước, lực lượng vũ trang của bất cứ xã hội nào cũng đều phụ thuộc vào đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền; đồng thời, các lực lượng chính trị cầm quyền bao giờ cũng tìm mọi cách để nắm chắc lực lượng vũ trang thông qua nhiều biện pháp về chính trị, tư tưởng, tổ chức và chính sách.
Do vậy, ngay từ khi xuất hiện, quân đội đã “thấm đẫm” thứ chính trị của nhà nước và giai cấp nắm giữ quyền lực trong xã hội; không có và không thể có thứ quân đội “trung lập về chính trị,” hay “đứng ngoài chính trị” như giai cấp tư sản thường tuyên truyền, nhằm che giấu bản chất giai cấp của quân đội các nước tư bản.
Phê phán sự che giấu bản chất giai cấp của quân đội tư sản. V.I. Lenin đã thẳng thừng vạch rõ: “Không lôi kéo quân đội vào chính trị - đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân giả nghĩa của giai cấp tư sản và của chế độ Nga hoàng, bọn này trong thực tế bao giờ cũng đã lôi kéo quân đội vào chính trị phản động” (trích "V.I. Lenin Toàn tập," tập 12).
Công khai bản chất giai cấp công nhân của lực lượng vũ trang cách mạng, V.I. Lenin đề ra nguyên tắc xây dựng Hồng quân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Vận dụng sáng tạo tư tưởng của V.I. Lenin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, ngay từ năm 1930, trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh - đã yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 3) và trong suốt quá trình tổ chức xây dựng, lãnh đạo, giáo dục Quân đội ta, Người luôn nhắc nhở: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục;”; do đó, “Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội. Phải tăng cường giáo dục chính trị để nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho toàn quân.”
Từ thực tiễn của thế giới
Từ trước đến nay không có quân đội của quốc gia nào “trung lập về chính trị” hay “đứng ngoài chính trị;” bởi đây là công cụ bạo lực vũ trang bảo vệ thể chế chính trị của lực lượng chính trị thắng thế cầm quyền duy trì.
Không khó để nhận thấy sự tham chính của quân đội nhiều nước, khi người ta vẫn chứng kiến các vụ đảo chính quân sự ở nước này, nước khác, nhất là ở châu Á, châu Phi trong những năm gần đây.
Ở các nước Mỹ, Anh, Pháp... quân đội không chỉ được dùng vào nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc, mà còn được dùng vào các hoạt động xâm lược, lật đổ, can thiệp quân sự vào các quốc gia có chủ quyền khác, nhằm mục tiêu chính trị là dựng lên ở đây các chính phủ thân phương Tây; thực chất là để phục vụ đường lối đối nội và đối ngoại của các đảng chính trị cầm quyền, mà suy cho cùng là phục vụ lợi ích của các thế lực tư bản độc quyền đứng đằng sau các chính phủ đương nhiệm.
Chỉ tính từ năm 1990 đến nay, quân đội Mỹ đã liên tục can dự vào đời sống chính trị của các nước và các khu vực, kể cả tiến hành chiến tranh, như ở vùng Vịnh Persian năm 1991, Nam Tư năm 1999, Afghanistan năm 2001, Iraq năm 2003, Libya năm 2011...
Nhìn vào thực tiễn lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta chống lại ách nô dịch của thực dân Pháp, phátxít Nhật và đế quốc Mỹ cũng thấy rất rõ quân đội các nước này không bao giờ “trung lập về chính trị,” nhất là khi các quân nhân của họ được giáo dục “sứ mệnh” đến Việt Nam để “ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa cộng sản lan ra toàn khu vực Đông Nam Á” (!).
Cũng cần thấy rằng ở các nền chính trị có cấu trúc đa đảng đối lập, bất cứ đảng chính trị nào khi cầm quyền cũng tìm mọi cách để nắm quân đội; bởi khi nắm được quân đội, thì việc duy trì quyền lực của đảng đó sẽ thuận lợi hơn.
Tuy vậy, khi mà sự tranh giành quyền lực giữa các đảng chính trị diễn ra gay gắt, dẫn đến khủng hoảng chính trị, thì thường xuất hiện lời kêu gọi “quân đội đứng trung lập về chính trị,” nhưng trong thực tế, các đảng đều tìm sự hậu thuẫn từ quân đội.
Ở Thái Lan, mặc dù nhiều lần các chính khách yêu cầu “quân đội đứng ngoài chính trị;” có lúc cả Bộ trưởng Quốc phòng cam kết “quân đội không can dự vào chính trường;” thậm chí Hiến pháp năm 1997 của Thái Lan tuyên bố loại quân đội khỏi chính trị, nhưng trong thực tế không có điều đó.
Bản thân Quân đội Mỹ cũng không đứng ngoài những xung đột chính trị trong nước. Ngày 21/8/2012, tướng Martin Dempsey - Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân chỉ trích các cựu sỹ quan Mỹ vì đã tiến hành một chiến dịch chống lại Tổng thống B. Obama. Ông yêu cầu “quân đội phải đứng ngoài chính trị,” song vị tướng này lại bị những người thuộc Đảng Cộng hòa cho là thiên vị Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012.
Ở Liên bang Nga, ngày 4/10/1993, Tổng thống B.Yeltsin đã không ngần ngại sử dụng quân đội nã pháo vào tòa nhà quốc hội, nơi có những người ủng hộ các nghị sỹ dân tộc và cộng sản đang trú ngụ, để giải quyết cuộc đối đầu với cơ quan lập pháp.
Thực tiễn lịch sử của cách mạng Việt Nam
Ai cũng biết Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ các phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, được Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo, giáo dục để giành và giữ chính quyền cách mạng; nên bản thân nó đã là một lực lượng chính trị.
75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam đã chứng minh rõ một thực tiễn lịch sử là Quân đội ta luôn là lực lượng chính trị trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Điều đó được thể hiện trước hết ở sự thống nhất về mục tiêu chiến đấu của Quân đội với mục tiêu chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Vì thế, trái với sự hô hào “quân đội phải đứng ngoài chính trị,” Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, thực hiện chiến đấu thắng lợi.
Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải chăm lo xây dựng Quân đội vững về chính trị. Người căn dặn: “Một quân đội văn hay võ giỏi, là một quân đội vô địch” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5) và “Muốn cho quân đội ta quyết chiến quyết thắng hơn nữa thì phải săn sóc đời sống vật chất của họ, nâng cao trình độ chiến thuật và kỹ thuật của họ, nhất là giáo dục chính trị, làm cho có lập trường vững chắc, lập trường quân đội của nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo.”
Trong lần về thăm Trường Chính trị trung cấp quân đội (nay là Học viện Chính trị) ngày 25/10/1951, Người nhắc nhở các học viên: “Phải cố gắng học tập về mọi mặt chính trị, quân sự. Phải học tập chính trị: Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại.”
Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, mà cốt lõi là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chăm lo xây dựng bản chất giai cấp công nhân gắn liền với xây dựng tính nhân dân, tính dân tộc của Quân đội ta là một bài học thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Lãnh tụ Hồ Chí Minh trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản ở một nước có nền kinh tế chậm phát triển.
Lịch sử cách mạng Việt Nam đã kiểm nghiệm và khẳng định tính đúng đắn của bài học đó. Ngay từ ngày đầu thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã được tổ chức theo mô hình có chi bộ Đảng lãnh đạo; bên cạnh người đội trưởng, có một cán bộ chính trị chuyên làm công tác chính trị theo đường lối của Đảng.
Thực tiễn lịch sử cách mạng nước ta cũng cho thấy, một khi không có sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang sẽ bị biến chất, mất định hướng chính trị và mục tiêu chiến đấu; không còn là lực lượng vũ trang của nhân dân, không còn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; do đó, không thể làm tròn được chức năng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.
Có thể thấy rõ điều đó, khi chúng ta nhớ lại những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến cuối năm 1945, với sự kiện các sư đoàn Vệ binh Cộng hòa ở Nam Bộ nhanh chóng phân hóa, tan rã; tệ hại nhất là “Đệ Tam sư đoàn vệ binh cộng hòa” có nhiều hành động chống lại Việt Minh, phản lại nhân dân, do không được xây dựng theo nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo lực lượng vũ trang.
Xứ ủy Nam Bộ đã phê phán và chỉ đạo Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ khắc phục sai lầm này vào thời gian đó.
Một sự kiện khác, là giai đoạn 1983-1985, việc áp dụng máy móc kinh nghiệm của nước ngoài về thiết lập Hội đồng quân sự, bỏ hệ thống tổ chức đảng từ cấp trên cơ sở, đã làm sức mạnh tổng hợp của Quân đội bị ảnh hưởng xấu nghiêm trọng. Nguyên nhân là do sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội bị suy giảm. Vì thế, sau hai năm thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa V), Đảng ta đã quyết định khôi phục lại hệ thống tổ chức đảng từ Quân ủy Trung ương đến cơ sở bằng việc ra Nghị quyết 27-NQ/TW để thay thế.
Năm 2005, Bộ Chính trị (khóa IX) ban hành Nghị quyết 51-NQ/TW về “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam” nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội. Nhờ chăm lo xây dựng vững mạnh về chính trị, mà trước hết là giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội ta luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong mọi giai đoạn cách mạng, xứng đáng với lời tuyên dương (năm 1964) của Bác: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 11).
Nhân đây cũng cần nói thêm rằng, lá cờ thêu sáu chữ “Trung với nước, hiếu với dân” mà Bác Hồ trao tặng Trường Võ bị Lục quân Trần Quốc Tuấn vào tháng 5/1946 là lời căn dặn của Người đối với Nhà trường, diễn ra ở bối cảnh lịch sử đặc biệt trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến lúc bấy giờ, Việt Minh chỉ nắm một số bộ; Việt quốc, Việt cách nắm một số bộ; Bộ Quốc phòng do người không đảng phái nắm; Đảng ta đã rút vào hoạt động bí mật từ tháng 11/1945.
Tách rời hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đó để cho rằng Hồ Chí Minh chưa bao giờ yêu cầu Quân đội phải trung thành với Đảng là sự xuyên tạc tư tưởng nhất quán của Người về mối quan hệ giữa Quân đội với Đảng Cộng sản.
Sự thật là không phải một lần (năm 1964, như đã dẫn ở trên), mà nhiều lần, Bác Hồ căn dặn cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân phải luôn trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; bởi theo Người: Đảng ta không chỉ là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, mà còn là đại biểu trung thành cho lợi ích của nhân dân lao động và của dân tộc; đồng thời, Quân đội ta là quân đội của nhân dân, do Đảng ta xây dựng, lãnh đạo và giáo dục.
Chính tại Hội nghị quân sự lần thứ V, tháng 8/1948 (khi Việt quốc và Việt cách đã tan rã sau vụ Ôn Như Hầu tháng 7/1946), Bác Hồ đã nêu công khai sáu nhiệm vụ của người tướng trong Quân đội trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung; và khi giải thích từ Trung, Bác nói: “Trung là trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với nhân dân, với cách mạng, với Đảng” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5).
Tại lễ phong quân hàm cho cán bộ cao cấp quân đội, ngày 22/12/1958, Bác lại nói: “Trải qua 14 năm phấn đấu, quân đội ta đã hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho; đã có truyền thống vẻ vang là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân; chiến đấu anh dũng; công tác và lao động tích cực.” Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam “trung với nước, hiếu với dân” và “trung với Đảng, hiếu với dân” là thống nhất; là quan điểm xuyên suốt của Người về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam và mối quan hệ mật thiết giữa Quân đội nhân dân với Tổ quốc và Đảng Cộng sản.
Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là một nguyên tắc cơ bản, hàng đầu trong xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.” Đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là sự nỗ lực của bản thân Quân đội nhân dân, bao gồm cả nhiệm vụ chủ động, tích cực vạch trần các thủ đoạn, âm mưu hòng “phi chính trị hóa” quân đội./.
PGS, TS Nguyễn Ngọc Hồi, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dânNguồn: TTXVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét