Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2021

ĐỪNG CÓ BỊA ĐẶT VÀ XUYÊN TẠC SỰ THẤT THẾ

 Những ngày gần đây Trân Văn lại thêm một lần bịa đặt, xuyên tạc sự thật lịch sử vấn đề thực thi quyền con người ở Việt Nam khi tung lên mạng xã hội 2 bài viết: “Đại dịch và nhân quyền – nên tường trình với thiên hạ!” đăng trên VOA ngày 28/9 và “Trong đại dịch, công dân không còn là con người!” cũng trên VOA ngày 1/10/2021.

Một là, cần phải khẳng định với Trân Văn rằng, nhân quyền hay quyền con người là những quyền tự nhiên của con người; không bị tước bỏ bởi bất cứ ai/bất cứ chính thể nào và có giá trị phổ quát, cho nên, mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều vì con người, lấy người dân làm trung tâm. Có thể thấy, quyền con người, pháp luật về quyền con người đã được quy định rõ trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 cùng các bộ luật khác và hệ thống văn bản dưới luật. Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam đã không chỉ thể chế hóa quan điểm của Đảng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với thực tiễn Việt Nam và chuẩn mực quốc tế mà còn ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu chính đáng của người dân, để vừa bảo vệ vừa thúc đẩy sự thăng tiến về nhân quyền.
Việt Nam ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực thi quyền con người, song kiên quyết xử lý theo pháp luật những người lợi dụng dân chủ và nhân quyền để chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chắc chắn là, đã ở Việt Nam, đã là công dân Việt Nam thì bất cứ cá nhân, tổ chức, đơn vị, địa phương nào cũng đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Vì thế, dù là ai, ở vị trí nào, nếu vi phạm pháp luật thì cũng đều phải chịu sự xử lý nhiêm minh. Vì thế, những đối tượng bị tạm giam và xử lý theo Điều 117, Khoản 1, Bộ luật Hình sự năm 2015 của nhà nước Việt Nam như Phạm Chí Dũng, Lê Hữu Minh Tuấn, Nguyễn Thúy Hạnh, Lê Trọng Hùng, Nguyễn Phước Trung Bảo, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Phạm Thị Đoan Trang, Nguyễn Thanh Hóa, blogger “Bà Đầm Xòe” Phạm Thành… không phải là do “Việt Nam sách nhiễu, tống giam những người bất đồng về chính kiến” mà là thượng tôn pháp luật.
Cùng với đó, việc những người vi phạm thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trong bối cảnh đại dịch Covid lây lan nhanh như tập trung đông người, chống đối và hành hung tổ kiểm soát dịch bệnh, đóng giả chở hàng từ thiện để không phải khai báo y tế, đo thân nhiệt,v.v.. bị áp chế, xử phạt của cơ quan chức năng cũng chính là thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Vì thế, sự nhận định kiểu bẻ lái của Trân Văn chỉ khiến người có lương tri bất bình, chứ không thể phủ nhận việc thực thi nhân quyền ở Việt Nam!
Ở Việt Nam, quyền con người được công nhận/tôn trọng/bảo vệ/bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật. Việc người dân Việt Nam ngày càng được thụ hưởng đầy đủ hơn, trọn vẹn hơn các quyền con người đã được Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế ghi nhận. Thực tế là, Việt Nam đã là một trong 6 quốc gia thành viên Liên hợp quốc hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn năm 2015. Cho nên, không phải ngẫu nhiên Việt Nam được xem là tấm gương của cộng đồng quốc tế trong thực hiện mục tiêu phát triển bao trùm để không ai bị bỏ lại phía sau của Liên hợp quốc.
Đặc biệt, Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014- 2016; ngày 7/6/2019, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với 192/193 phiếu…, thì việc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025 và các cơ chế quan trọng khác của Liên hợp quốc không chỉ với tư cách quốc gia mà còn như đại diện của ASEAN ở UNHCR thì cũng chẳng có gì lạ, lại càng không có gì sai nhé Trân Văn! Cho nên, dù Trân Văn có bịa đặt và vu khống thế nào, thì cũng không thể phủ nhận được những thành tựu về đảm bảo nhân quyền tại Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… trong những năm qua.
Hai là, thực tế cho thấy, việc Trần Văn nêu ra những vấn đề liên quan đến khó khăn của người dân vùng dịch gặp phải khi thực hiện Chỉ thị 16 như phong tỏa từng khu phố, quy định về hàng hóa thiết yếu… không ngoài mục đích chứng minh rằng Việt Nam là thành viên không đủ tư cách để được bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc; chỉ là nhằm để tạo cớ cho các thế lực thù địch, phản động, cơ hội tiếp tục chỉ trích và muốn Việt Nam phải bị trừng phạt vì là một quốc gia không có nhân quyền. Song, Trân Văn dường như không hiểu được rằng, nếu là người Việt Nam yêu nước thực sự, thì đồng cảm, chia sẻ với người dân khi phải đối diện với đại dịch, nhất là muốn đấu tranh cho đồng bào mình được sống tự do, hạnh phúc, vượt qua khó khăn của dịch bệnh thực sự không phải là “cào bàn phím” để xuyên tạc sự thật và lại càng không phải là sổ toẹt mọi nỗ lực của hệ thống chính trị các cấp…
Từ thực tiễn công tác phòng và chống dịch Covid- 19, nhất là những tháng vừa qua trong phòng, chống làn sóng dịch thứ 4 cùng biến thể Delta, có thể khẳng định, luận điệu “có hàng loạt bằng chứng cho thấy, hiến pháp và luật pháp của Cộng hòa XHCN Việt Nam đã bị hệ thống chính trị, hệ thống công quyền… tạm đình chỉ công tác vì Việt Nam đang có… đại dịch. Trong đại dịch, công dân có còn là con người hay không phụ thuộc vào việc viên chức hữu trách của các địa phương có… thích hay không!” của Trân Văn là bịa đặt, là xuyên tạc sự thật, là vu khống hệ thống chính quyền các cấp và các ban, ngành chức năng của Việt Nam.
Trong công tác phòng và chống dịch, việc các địa phương vùng dịch diễn biến nhanh, phức tạp như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội,v.v.. phải triển khai thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, phải nghiêm túc thực hiện 5k+vacine, phải thực thi chủ trương “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”… để kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh lây lan là yêu cầu cần thiết và cấp bách. Trong quá trình triển khai, không tránh khỏi có những nơi, có những lúc xuất hiện sự bất cập trong chỉ đạo thực hiện ở địa bàn cơ sở; không tránh khỏi sự nóng vội,… song đó chắc chắn không phải là phi dân chủ, cũng không phải là “tống người dân vào các trại tập trung” như Trân Văn vu khống. Hơn nữa, khi có sự chỉ đạo sai, việc xin lỗi người dân và điều chỉnh sự chỉ đạo đã được triển khai thực hiện kịp thời, cho nên việc ông Võ Thanh Quan (Bí thư phường Vĩnh Phú) đã xin lỗi bà Lan (khi đã buộc bà phải đi xét nghiệm Covid-19) cũng chắc chắn không phải là “động tác” để “nhằm giải độc dư luận chứ không… thật tâm!” và càng không phải là “chà đạp Hiến pháp và pháp luật” như Trân Văn kích động.
Trong khi cả hệ thống chính trị cùng đồng lòng ủng hộ công tác phòng và chống dịch trên tinh thần thực hiện nghiêm việc cách ly; mỗi địa bàn cơ sở là một pháo đài chống dịch, giữ vững sự an toàn của vùng xanh (có hàng rào ngăn cách) với vùng cam và vùng đỏ… để không chỉ bảo đảm an toàn cho người dân trong bối cảnh dịch lây lan nhanh mà còn là để pháp luật được thực thi nghiêm minh thì Trân Văn lại mượn cớ bàn về công tác phòng và chống dịch Covid- 19 của Việt Nam để thông qua đó bôi đen sự thật, phủ nhận những nỗ lực của cả hệ thống chính trị Việt Nam nhằm từng bước kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Điều đó cũng có nghĩa là Trân Văn không chỉ hồ đồ mà còn cố tình khích bác, phủ nhận mọi nỗ lực trong công tác phòng và chống dịch ở các địa phương của Việt Nam.
Khi kích động lòng dân bằng nhận định phản động rằng “khi Hiến pháp và pháp luật đã bị… tạm đình chỉ công tác thì những quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về chỗ ở là… rác. Công dân không còn được xem như người nên chính quyền các phường – xã, quận – huyện, tỉnh – thành phố thấy cần là… dựng hàng rào, khóa cổng, Nếu may thì chỉ bị phá cửa xông vào nhà, trói lại, kém may măn hơn thì bị… phạt tù!”, Trân Văn đã mượn cái nhìn thấy bề ngoài để bôi đen công tác phòng và chống dịch ở Việt Nam.
Vì thế, cả hai bài viết nêu trên đều cho thấy, Trân Văn không chỉ sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền sai sự thật về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam nói chung, việc cả nước đồng lòng, chung sức để từng bước kiểm soát dịch Covid-19 nói riêng mà còn chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi đưa ra câu cảm thán vô lương tâm rằng “đại dịch hóa ra là dịp khắc họa rõ hơn sự ưu việt của nhà nước pháp quyền XHCN!”. Đồng thời, việc nhận định thâm độc, lạc lối, lạc điệu khi tiếp cận vấn đề thực thi nhân quyền trong bối cảnh phòng, chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam cho thấy Trân Văn đã cố tình lái câu chuyện nhân quyền theo thuyết âm mưu và thủ đoạn này là không thể chấp nhận, cần phải bị vạch trần!
Trần Nhân Nghĩa
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét