Nhưng bộ phim đó xuyên tạc về cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc của chúng ta, mô tả cha ông ta như những kẻ xâm lược. Và câu chuyện đã không còn "chỉ là phim nữa...".
Phần lớn ký ức tuổi thơ của chúng ta đều có sự hiện diện của các tác phẩm điện ảnh Trung Quốc. Những năm 80, chúng ta có Tây Du Ký, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng… những năm 90, chúng ta phát cuồng với những tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung, Cổ Long hay những sản phẩm độc lập như Hoàn Châu Cách Cách, Bao Thanh Thiên, Vịnh Xuân Quyền… Rồi sau đó là làn sóng phim Thành Long, phim ngôn tình, phim tiên hiệp, mới hơn nữa là làn sóng phim đam mỹ…
Thẳng thắn mà nói, do là hai quốc gia đồng văn, khán giả Việt Nam tiêu thụ nhiều sản phẩm từ Trung Quốc. Người Hàn Quốc không hề thích người Nhật Bản và thậm chí còn là một sự thù địch sâu sắc, nhưng người Hàn Quốc không thể chối cãi các ảnh hưởng đến từ Nhật Bản trong giai đoạn đầu của “bình minh văn hóa” trong cách lĩnh vực như điện ảnh, thời trang, âm nhạc, truyện tranh... Và một trong những tuyệt tác điện ảnh Hàn Quốc: Oldboy - cũng lấy kịch bản từ bộ truyện tranh cùng tên của Nhật Bản.
Xem phim Trung Quốc có phải là không yêu nước? Xin trả lời rõ ràng là không. Vì nếu lấy tiêu chí như vậy, thì có lẽ phần lớn chúng ta đều là những người không yêu nước. Nhưng nếu bộ phim Trung Quốc đó xúc phạm lịch sử Việt Nam, vu cáo Việt Nam là quốc gia “xâm lược”, biến người lính anh hùng vị quốc vong thân của chúng ta thành những tên đồ tể xâm lược. Thì nếu là một người Việt Nam yêu nước, hiểu lý lẽ, chắc chắn phải nói không rồi.
Trong thời buổi toàn cầu hóa, chúng ta không thể đóng cửa chơi một mình. Mỗi quốc gia đều là một mắt xích trong mạng lưới toàn cầu. Người Hàn Quốc cấm các phim Nhật Bản về đề tài chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, nhưng họ vẫn rất cởi mở với điện ảnh Nhật Bản, coi thị trường Nhật Bản như là một “miếng vàng mười béo bở”. Đài Loan cũng cấm các các tác phẩm điện ảnh Trung Quốc nói về đề tài Nội chiến Quốc - Cộng, nhưng vẫn “mở” cho nhiều bộ phim Trung Quốc khác.
Về Việt Nam, những bộ phim có đường lưỡi bò, hay xuyên tạc lịch sử Việt Nam đều bị cấm chiếu hoặc lên án mạnh mẽ, nhưng thực sự là có quá nhiều người, bất chấp lịch sử dân tộc, mặc kể chủ quyền quốc gia. Họ vẫn đón xem, thậm chí nhiệt tình PR phim và diễn viên, cho rằng phim ảnh không liên quan đến chính trị và nhiều người con có những động thái như “gọi cha ông ta là giặc”, “gọi những người đóng vai giết hại đồng bào ta là chồng”.
Phim ảnh là một hình thức biểu đạt của tuyên truyền chính trị. Nếu ai đã biết về bộ phim The King: Eternal Monarch của điện ảnh Hàn Quốc, có phân cảnh là hải quân Hàn Quốc áp chế điện tử và ra lệnh cho hải quân Nhật Bản phải buông súng - điều này khiến cho người Nhật buồn cười còn người Hàn thì thỏa mãn. Hay như các phim Trung Quốc làm về những cuộc chiến chống Nhật thì như là quân Nhật không khác gì “bù nhìn”. Và Mỹ còn thậm chí làm phim ám sát thành công Kim Jong-un hay Fidel Castro - những người mà họ chưa từng động được vào sợi lông chân.
Chấp nhận xem những bộ phim như Vương Bài, đó là bước đầu của một sự đồng hóa về mặt chính trị và ý thức hệ cá nhân, rồi sẽ những tiền lệ sau đó nữa. Sẽ ra sao nếu một thế hệ trẻ ngày nay xem những bộ phim như thế này, và họ truyền bá cho những người khác, rồi kể cho con cháu nghe? Mười mấy năm học lịch sử hoàn toàn có thể bị đạp đổ bởi một con người cuồng thần tượng.
Trên Twitter những ngày này, có 2 hashtag trending tại Việt Nam nhằm bảo vệ lịch sử nước nhà, lên án bộ phim Vương Bài và những cá nhân “gọi cha ông ta là giặc”: PROTECT VIETNAMESE HISTORY và PROTECT THE TRUE HISTORY. Nhiều bạn trẻ còn mang những hashtag này lên Twitter khu vực Trung Quốc “tấn công trên Weibo, ngoài ra còn bình luận tại các bài viết chia sẻ đường lưỡi bò của các ngôi sao Trung Quốc.
Dĩ nhiên, vị thế của những hashtag này không cao như ở Việt Nam, nhưng đó là một lời tuyên bố của những con người muốn bảo vệ lịch sử nước nhà. Bất cứ một nỗ lực bảo vệ lịch sử nào cũng đáng quý.
Điện ảnh, âm nhạc, ca múa nhạc ... hay gọi chung là văn hóa nghệ thuật chính là một trong những tránh của quyền lực chính trị quốc gia. Chỉ có những kẻ ngây thơ và ngô nhận mới cho rằng "phim ảnh tách rời chính trị".
Phần lớn chúng ta đều đã, đang hoặc sẽ xem phim Trung Quốc. Câu chuyện tiếp nhận văn hóa nhưng phải đi kèm với sàng lọc văn hóa. Phần lớn chúng ta đều có thần tượng, nhưng chúng ta phải hết lòng hết dạ vì đất nước trước đã!
----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét