Bray cùng với Richchoi đã tạo ra một trong những trận battle nổi đình nổi đám trong giới rap Việt. Những ngôn từ mà Bray và Richchoi sử dụng trong trận chiến đó rất thô tục, thiếu văn hóa. Nhưng khi gia nhập thị trường mainstream - có thể gọi nôm na là thị trường âm nhạc chính thống, phổ biến với đại đa số khán giả thì cả hai dường như đã rút lui khỏi các trận chiến, Bray không lên tiếng chửi chính quyền như trước , từ một rapper “chống phá” trở thành một rapper “đeo khăn quàng đỏ”. Ngoài Bray, Richchoi, chúng ta thấy kha khá những rapper trưởng thành từ môi trường underground - dòng nhạc ngầm, không chính thống và không phổ biến với công chúng, như MC ILL, Phúc Du, Dế Choắt, BigDaddy, Sơn Tùng MTP… đã “gột mình” và thay đổi và hòa nhập vào công chúng.
Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021
RHYMASTIC VÀ VTV: TỪ UNDERGROUND LÊN MAINSTREAM CẦN SỰ THAY ĐỔI VÀ TEM TÉM LẠI.
Rap là một dòng nhạc vô cùng đặc thù, phần lớn các rapper đều trưởng thành và đi lên từ những “ngách nhỏ” và những ngách nhỏ ấy không phải người dân nào cũng thẩm thấu, chấp nhận được. Khi tiến ra công chúng, các rapper ấy bắt buộc phải thay đổi, vì thị hiếu, vì văn hóa, vì xã hội. Thay đổi để tiến ra, hoặc giữ lại “bản sắc” và chấp nhận sự bó hẹp.
Rhymastic là một trong những rapper nổi tiếng bậc nhất Việt Nam, đã lên sóng mainstream, được biết đến nhiều hơn với đông đảo khán giả. Cách đây ít lâu, rapper này có một trận “battle” với một rapper khác là Torai9 và trận đấu này được VTV “nhắc nhở” trong chương Đối Diện - chương trình thời sự chính luận, phản biện về việc “âm nhạc trở thành công cụ để mạt sát, đả phá lẫn nhau”, ngôn từ ảnh hưởng không tốt và gây mâu thuẫn trong giới trẻ.
Đúng hay sai xung quanh câu chuyện mà VTV đề cập? Hãy nhớ lại trận chiến ấy, thì người hâm mộ hai bên, không chỉ của hai nghệ sĩ, mà còn là của hai chương trình King of Rap(KoR) và Rap Việt(RV) lao vào cấu xé lẫn nhau. Thay vì cùng nhau tốt hơn, thì họ lại quay ra “đấm nhau”, người hâm mộ thì hùa nhau vào phá công ăn việc làm của các rapper, kích động các phe phái… Bên cạnh một trận chiến, còn là những trận chiến khác nữa, mà hệ quả của những trận chiến này rất xấu xí, miễn bàn cãi.
Tại sao VTV chỉ nhắc đến trận này mà không nhắc đến các trận khác? Torai9 xuất hiện trong tư cách cố vấn của KoR - một trương trình do đích thân VTV và Cát Tiên Sa sản xuất, còn Rhymastic làm giám khảo trong Rap Việt - cũng được VTVCab trình chiếu, hỗ trợ sản xuất, quảng bá. VTV là nhà đài quốc gia, những chương trình trên VTV cần một độ “chuẩn” nhất định về nhiều yếu tố như văn hóa, phù hợp với độ tuổi… VTV chính là “đại diện lớn nhất” của mainstream tại Việt Nam. Vì 2 rapper này xuất hiện trên VTV và sẽ xuất hiện thêm nhiều lần nữa với các vị trí quan trọng, nên đây vừa là một lời nhắc nhở với những nghệ sĩ, nên biết giới hạn và thay đổi. Hãy thử nghĩ một ví dụ thế này, sẽ có những phụ huynh phản hồi với VTV rằng: “Ủa sao VTV lại mời mấy ca sĩ chửi nhau lên chương trình đài quốc gia? Muốn giới trẻ học theo hay sao...".
Trước đây, giữa underground và mainstream có một tranh cãi gắt gao, giữa “ cái chất riêng” hay là “tiền bạc, danh vọng”, chọn “cái chất riêng” thì ở lại underground, chọn mainstream thì thay đổi. VTV là đại diện lớn nhất của mainstream, và VTV cũng đã góp công cho rất nhiều anh em nghệ sĩ rapper đến với khán giả, xóa tan định kiến về một thể loại âm nhạc kén người nghe và vốn được biết đến “không mấy tốt đẹp”, VTV cũng đưa rap đến gần với công chúng. KoR và RV đều được biết đến như những chương trình có lượng người xem lớn bậc nhất trong lịch sử gameshow Việt. Vậy mà nhiều anh em rapper cứ trách cứ VTV chỉ vì một phóng sự mà chắc là anh em còn chưa xem hết và chỉ xem vài đoạn cắt chụp. VTV phê phán nhưng vẫn có động thái hướng dẫn các nghệ sĩ, rapper điều chỉnh hành vi qua câu kết là mong cho cộng đồng cùng nhau thay đổi, vun đắp những điều tốt đẹp!
Hiện nay, không thiếu các trận battle rap trong cộng đồng, nhưng VTV cũng không rờ đến mấy và thường chỉ có những đề cập qua loa. Hay như trong giới streamer, đầy những streamer văng tục mà sao chỉ có Ba Gà và Độ Mixi bị nhắc tên? Vì Rhymastic, Độ Mixi, Ba Gà có chung một điểm, đó là sự phủ sóng lớn của họ, tác động rất mạnh đến giới trẻ, ảnh hưởng đến đại chúng và văn hóa mạng.
Nhắc về Ba Gà hay Độ Mixi, hay streamer này đã có những hành động tiết chế đáng khen trước mặt người hâm mộ và con cái. Hình ảnh Ba Gà “vô tình” nói tục trước mặt con cái khi đang livestream nhưng đã điều chỉnh hành vi ngay sau đó, xin lỗi con, khiến nhiều người đồng tình ủng hộ và thích thú. Như MC ILL - “giáo sư” của rap Việt, từng vô số lần tham gia các trận battle nhưng sau khi trở thành giám khảo của một cuộc thi hát cho trẻ em, Hưng Cao đã tiết chế ngôn từ ca khúc, tạm ẩn một số bài cũ do lo ngại các em sẽ được tiếp xúc qua tìm kiếm. Hoặc Đen Vâu, rapper được nhiều người yêu thích cũng từng có một quá khứ “bất hảo” trong làng battle rap, nhưng khi anh được công chúng biết đến, anh nỗ lực thay đổi và cố gắng, trở thành rapper được nhiều đối tượng khác giả yêu thích.
Bê một thứ văn hóa từ nơi khác đến, rồi nói đó là sống chất và bắt người khác phải chấp nhận, có phải đứa trẻ lên ba đâu mà đòi đòi phân trần và than khóc?
Không ai cấm các rapper tiếp tục theo đuổi các “chất” của họ, nhưng cái “chất” đó phải phù hợp với từng môi trường cụ thể. Như Độ Mixi đã nói, cần có một lý do gì đó thể thay đổi, và cộng đồng yêu rap và các rapper, cũng cần một sự thay đổi nhất định để hòa hợp, phát triển và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.
---
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét