<Ba Đặng>
Tưởng tượng rằng một ngày mai bạn là một người lính, bạn có nghĩa vụ bảo vệ dân chúng nhưng đứng trước địch bạn không được phản kháng. Điều đó nghe có vẻ vô lý nhưng sự thật phần nào đó đang thực sự diễn ra trên đất nước Việt Nam ta: Công an dần bị tước mất quyền sử dụng công cụ hỗ trợ chính đáng để trấn áp tội phạm do bị "ngăn trên cấm dưới".
Sự việc mới đây xảy ra chiều ngày 06/10 tại phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng, hoảng hốt. Cụ thể, vào khoảng 9h50 cùng ngày, Thượng úy Nguyễn Đức Bằng xuống địa bàn để nắm tình hình. Thượng úy Bằng có đến nhà mời Lê Hoàng Vũ (25 tuổi, thường trú tại 181/7A, đường Hồng Lạc, phường 10, là đối tượng nghiện hồi gia từ tháng 8/2021) lên phường làm xét nghiệm cho đối tượng. Lúc này, đối tượng Vũ trong tình trạng không tỉnh táo có thái độ chống đối, bất hợp tác. Khi Thượng úy bằng gọi điện thoại báo cáo, xin hỗ trợ từ Phường thì bất ngờ bị đối tượng dùng dao đâm vào đùi trái và liên tiếp đâm vào sau lưng đồng chí. Đối tượng sau đó đã bị khống chế, bắt giữ. Tuy vậy, Thượng úy Bằng đã nhập viện trong tình trạng nguy hiểm.
Đây không phải là lần đầu tiên sự việc đáng tiếc như vậy xảy ra, các cán bộ, chiến sĩ Công an đã nhiều lúc đổ máu trong lúc thi hành nhiệm vụ. Tại sao lại có những sự việc như vậy xảy ra? Lỗi là do đâu? Liệu có phải công an Việt Nam không cảnh giác trong lúc làm việc? Không, không phải vậy! Các chiến sĩ Công an luôn nhận thức rõ, hiểu được mức độ nguy hiểm của công việc đang thực hiện và luôn có sự đề phòng cẩn thận ở mức cao độ. Công an Việt Nam như "quá hiền" trong lúc thi hành nhiệm vụ. "Hiền" ở đây được hiểu là đối với các đối tượng phạm tội, người cố tình dùng hung khí chống đối lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ, các chiến sĩ Công an vẫn luôn nhân nhượng, khoan dung. Chính sự nhân nhượng và khoan dung đó nhiều lúc đã khiến cho các đối tượng phạm tội có hành vi ngây nguy hiểm cho các cán bộ, chiến sĩ.
Rõ ràng, báo chí truyền thông và dư luận xã hội nhiều lúc đã "tiếp tay" cho những sự việc đáng tiếc đó xảy ra. Dưới con mắt của dư luận, Công an không có quyền đánh dân, điều đó là hoàn toàn đúng đắn, Công an sẽ không bao giờ đánh dân. Nhưng mong báo chí và dư luận đừng bao giờ đánh đồng từ "dân" với tội phạm, côn đồ hung hăng. Bởi vì, đối với tội phạm nguy hiểm nếu không có công cụ hỗ trợ, không trấn áp bằng vũ lực thì sẽ khiến các chiến sĩ công an phải đổ máu. Công an cũng là người, cũng biết đau khi bị tấn công và có quyền được phòng vệ chính đáng. Đừng lúc nào cũng "Công an đánh dân", "Công an lộng quyền bắt người vô cớ", thứ Công an đang thực sự trấn áp là những phần tử nguy hiểm cho xã hội, thứ họ đang ngày đêm bảo vệ chính là cuộc sống bình yên, ổn định của xã hội, loại bỏ cái xấu ra khỏi cộng đồng.
Hãy nhìn ra thế giới, các nước "Âu Mỹ" mà đám "rận chủ" luôn tung hô là "thiên đường", hằng năm sẽ luôn có việc cảnh sát nổ súng vào tội phạm. Thậm chí nhiều khi việc nổ sung của cảnh sát Mỹ là sự nhầm lẫn, gây ra cái chết vô cớ cho nhiều người. Nhìn lại Việt Nam thì sao? Nhiều khi cảnh sát Việt Nam chỉ dùng tay đẩy đối tượng do hành vi quá khích thì ngay lập tức đã có màn "cào mặt ăn vạ". Sau đó là các "dân làm báo" thiếu đạo đức mà đưa tin thổi phồng, khiến đám người rảnh rỗi không rõ sự tình vào "cào phím" chửi rủa tục tĩu. Đúng là thời đại "dân túy lên ngôi", sự phát triển của chủ nghĩa dân túy gây ra rất nhiều khó khăn cho người thực hiện công vụ. Nếu để tình trạng này kéo dài không biết các cán bộ, chiến sĩ công an khi thực thi nhiệm vụ phải làm như nào mới vừa lòng cộng đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét