Cách đây 2 ngày, Thông Tin Chính Phủ và người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã có những nỗ lực lên án Trung Quốc vì hành vi điều máy bay đưa đón quân nhân Trung Quốc vào ra các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Và các bạn biết không, có những người Việt sẵn sàng đạp đổ, phá vỡ những nỗ lực ấy, sỉ nhục lịch sử nước nhà, bằng cách gọi quân đội Trung Quốc là anh hùng và gọi cha ông ta là “giặc”.
Sắp tới, CCTV sẽ trình chiếu bộ phim Vương Bài, bộ phim nói về quá trình hình thành quân đội Trung Quốc chính quy, hiện đại, cơ giới hóa… trong 40 năm trở lại đây. Tại sao lại lấy mốc 40 năm? Vì cách đây khoảng hơn 40 năm, đó là thời điểm cuộc chiến chiến tranh biên giới phía Bắc diễn ra, khi Trung Quốc đưa quân xâm lược Việt Nam. Cũng từ cuộc chiến ấy, Trung Quốc nhận được bài học về việc phải "cơ giới hóa, hiện đại hóa quân đội".
Theo Baidu, bộ phim sẽ có mốc thời gian 1983, các nhân vật sẽ tham gia chiến đấu chống quân địch và rà phá bom mìn tại Quảng Tây, một tỉnh giáp biên giới với Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh của Việt Nam. Bên cạnh đó, có nhiều khung cảnh mà quân đội Trung Quốc bắn pháo binh và pháo binh cũng chính là lực lượng được Trung Quốc sử dụng nhiều nhất để nã vào Việt Nam.
Nếu chiếu với lịch sử, thời gian đó là giai đoạn quân đội Trung Quốc tăng cường lực lượng, nã pháo vào các tỉnh biên giới của Việt Nam nhằm chuẩn bị tấn công vào Vị Xuyên, Hà Giang. Mặt trận Vị Xuyên là một trong những mặt trận anh hùng nhất của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới của chúng ta, nhưng cái giá của một chiến công anh hùng là có rất nhiều cha ông ta đã ngã xuống.
Trong trailer phim, có sự xuất hiện diễn viên nổi tiếng Tiêu Chiến - vốn có rất đông người hâm mộ Việt Nam, trong một số phân cảnh được công bố trước, các diễn viên Trung Quốc chiến đấu với một lực lượng sử dụng súng tiểu liên AK, được ngụy trang như du kích. Cộng thêm việc trang phục mà các diễn viên Trung Quốc mặc trùng khớp với giai đoạn xâm lược Việt Nam, khá dám chắc rằng, “giặc” ở đây chính là Việt Nam.
Nhục nhã thay một đám người trẻ, mang quốc tịch Việt Nam, hít thở bầu không khí Việt Nam, được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, có những người thân ở Việt Nam, được học lịch sử vệ quốc vĩ đại của Việt Nam nhưng lại đi tôn vinh những gã thanh niên Trung Quốc đóng bộ phim “bôi tro trát trấu”, gọi những chiến sĩ Việt Nam là “giặc”.
“Đụng đến Trung Hoa, gần xa thành giặc…” - liệu khi họ dùng những ca từ này, họ có nghĩ đến bao máu, nước mắt, tính mạng của những thế hệ cha ông đi trước hay không? Hay chỉ vì thói u mê thần tượng mà bán rẻ đi hết liêm sỉ, danh dự dân tộc và quốc gia?
Những bình luận trên xuất hiện trên một số trang ủng hộ nghệ sĩ, diễn viên bộ phim, có bình luận nhận được hàng trăm lượt yêu thích và đồng tình. Chưa hết, một số khán trẻ Việt còn đăng những clip PR cho bộ phim, diễn viên trên Tiktok. Và khi bị phản ứng, thì đám trẻ ranh hồn nhiên cho rằng: “Nghệ thuật và phim ảnh không liên quan đến chính trị”, “phim hay thì xem thôi” và “với người Trung Quốc thì người Việt Nam không gọi là giặc thì là gì?”, "chúng tôi xem phim ủng hộ thần tương, đứng ở góc nhìn với thần tượng"...
Nếu với người Trung Quốc, người Việt Nam là giặc, thì các bạn nghĩ mà xem, các bạn sẽ là gì trong mắt những người Trung Quốc? Là những kẻ phản quốc, phản bội đồng bào. Nếu các bạn xem phim cổ trang Trung Quốc, sẽ biết đến kết cục dành cho những kẻ phản bội chạy theo quân địch và sẽ bị chém, vì “đám người này đã phản bội dân tộc của chúng, nếu thu giữ chúng, nhiều khả năng chúng sẽ phản bội lại chúng ta trong tương lai”.
Ngoài việc gọi cha ông ta đã hy sinh vì Tổ Quốc là “giặc”, đám này này còn đi thả “tim” vào các bài đăng khẳng định chủ quyền “lưỡi bò” của Trung Quốc trên Instagram, chia sẻ về lịch sử quân sự Trung Quốc - trong đó có dòng viết về cuộc bảo vệ biên giới phía Nam, tức là chiến tranh biên giới 1979 đó, gọi Trung Quốc là “quê hương của chồng”...
"Giặc ở sau lưng nhà ngươi đó", câu nói đó là của Thần Kim Quy nói cho An Dương Vương nói về Mị Châu, và sau này cũng chính là câu dùng để ám chỉ những kẻ phản bội phản bội Tổ Quốc. Thật buồn vì hóa ra, đằng sau chúng ta vẫn còn một đám người như vậy!
----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét