Tối 30 - 9 và sáng ngày 01-10, hàng nghìn người dân đã tập trung tại các cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai để về quê tránh dịch. Sau hơn 04 tháng chống chọi với đại dịch Covid-19 nhiều người dân đã kiệt quệ về kinh tế, sức khỏe và mong muốn về quê tiếp tục sinh sống. Trên đường về nhà, người dân bị cản lại và đã xẩy ra hành vi cãi vã, đạp phá chốt kiểm soát…. Những hình ảnh này là cơ hội để các cơ quan truyền thông như RFA, RFI, BBC và đối tượng xấu xuyên tạc, quy chụp chính quyền ngăn cản người dân về quê.
Vì sao người dân về quê ? Cơn đại dịch quái ác đã cướp đi cơ hội việc làm, sức chịu đựng tinh thần của người dân. Từ giờ đến Tết không còn bao xa, cuộc sống bình thường mới ở thành phố sẽ không đem lại cho họ nhiều việc làm và thu thập. Quê hương là nơi bình yên nhất, là bến đỗ an toàn nhất trước cuộc sống mệt mỏi, lo âu. Người dân về quê như một lẽ tất yếu khách quan trong cuộc sống để hoạch định lại cuộc sống của gia đình, bản thân. Không nên phủ nhận hoặc lý giải khác đi về lựa chọn con đường về quê của mỗi người.
Vì sao lực lượng chức năng ngăn cản người dân tự phát về quê ? Trước hết, cần khẳng định các tỉnh, thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai vừa vượt qua đỉnh dịch, chưa phải là hết dịch nên nguy cơ vẫn rất lớn. Chính quyền địa phương vừa mới tháo gỡ một phần các quy định của pháp luật theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Quy định của pháp luật hiện hành không cho phép người dân từ vùng dịch trở về địa phương “vùng xanh”. Lực lượng chống dịch phải vì lợi ích lớn hơn của cộng đồng và lợi ích của chính người đang trên đường về quê. Liệu rằng, khi người dân về quê ồ ạt thì chính quyền địa phương có đảm bảo công tác chống dịch không lây lan trong cộng đồng? Tháng 8 năm 2021, để giải tỏa bức xúc cho công nhân ở khu công nghiệp Nhơn Trạch, các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên…đã đón hàng nghìn công nhân về quê. Trong 2000 công nhân về Bình Thuận thì có hơn 400 công nhân bịn nhiễm bệnh. Các tỉnh miền Trung tiến hành đón người dân theo lộ trình, kế hoạch để vừa chống dịch ở địa phương vừa không làm lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, các tỉnh miền Tây Nam bộ thì cơ sở hạ tầng còn yếu, số lượng cơ sở cách ly tập trung không đảm bảo cho số lượng đông người dân tự phát về quê. Đồng thời, với văn hóa, phong tục lối sống thì nguy cơ bùng phát dịch sẽ rất cao nếu để người dân tự phát di chuyển. Trong bối cảnh Chính phủ và người dân cả nước đã căng mình hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ chống dịch thì nhiệm vụ của chính quyền các tỉnh Tây Nam bộ là vô cùng khó khăn.
Giải pháp nào cho vấn đề này? Chính phủ và các địa phương vừa vận động “ai ở chổ nào ở yên chổ đó” vừa tiến hành các khâu chuẩn bị nguồn lực, cơ sở hạ tầng chống dịch khi người dân về quê. Các địa phương cần thông báo sớm các kế hoạch tổ chức cho công dân di chuyển, kế hoạch cách ly và điều kiện đảm bảo để tránh tình trạng tối đa việc di chuyển tự phát. Đồng thời, cần có kế hoạch để đảm bảo an sinh xã hội, việc làm cho người dân, an toàn trước đại dịch.
<Nga Mi>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét