Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021

MỌI SỰ CH.ỬI R.ỦA LIÊN XÔ "BỎ RƠI VIỆT NAM" ĐỀU THỂ HIỆN SỰ THIẾU HIỂU BIẾT VÀ VÔ ƠN.

 Cuối năm 1988, sau khi VN mới hoà bình được ít năm, nhận thấy nền quân sự còn yếu vì trải qua nhiều cuộc chiến t.àn kh.ốc, số v.ũ k.hí chỉ toàn đồ cũ và thu được từ địch. Liên Xô đã lập tức viện trợ cho Việt Nam một trung đoàn Su-22, gồm 30 tiêm kích bom Su-22M4 (biến thể hiện đại nhất khi đó) và 4 tiêm kích huấn luyện Su-22UM3 có khả năng chiến đấu, kèm theo đầy đủ v.ũ k.hí trang bị đồng bộ.

Trong số vũ khí này có tới gần 800 quả quả t.ên l.ửa dẫn đường gồm Kh-25MP (đầu dò thụ động chống radar), Kh-25MR (dẫn đường vô tuyến), Kh-25ML (dẫn laser) và Kh-29T/L (dẫn quang truyền hình hoặc laser).
Nếu tính theo thời giá bây giờ thì trung đoàn này có trị giá tới hàng tỷ USD. Đó cũng là đơn vị không quân chiến đấu cuối cùng mà người bạn Liên Xô đã viên trợ cho Việt Nam trước khi tan rã.
Thực tế thì trong công cuộc bảo vệ chủ quyền ở biên giới phía Bắc và trên Biển Đông, chúng ta chưa bao giờ trông đợi Liên Xô nhảy vào chiến đấu ch.ống Trung Quốc thay Việt Nam. Quan điểm này được thể hiện xuyên suốt và rất rõ ràng.
Tuy nhiên, không thể và không được phủ nhận sự giúp đỡ gián tiếp rất lớn của người bạn Liên Xô khi viện trợ lượng khí tài khổng lồ thuộc hàng hiện đại nhất trong giai đoạn đó, cũng như hỗ trợ tình báo và cứu hộ trong trường hợp Việt Nam có đề nghị. Những chuyến bay tuần tra Trường Sa đầu tiên bằng Su-22M cũng là biên đội do phi công Liên Xô bay số 1 để kèm số 2 là phi công Việt Nam.
Theo: Comcom
Hình ảnh có thể có: văn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét