Một tình huống hy hữu trong chiến tranh đã đem đến bức ảnh đẹp, có một không hai
CÂY CẦU NGƯỜI
Thơ: Nguyễn Đình Huân
Bước nhẹ thôi, bước êm thêm chút nữa
Bởi trụ cầu - vai đồng đội của ta
Lấy ván bắc để bệnh binh đi qua
Mau trở về trạm phẫu sau cứu chữa...
Trời phương nam vẫn rực lên màu lửa
Pháo dội, bom rơi phía ấy ùng oàng
Rừng đại ngàn nay thành cánh rừng hoang
Cây chết đứng vì bom na-pan cháy...
Nửa đêm qua lũ về cuồn cuộn chảy
Đường giao liên đã bị ngắt giữa chừng
Người chiến sĩ cõng bạn ở trên lưng
Đầu quấn băng, máu còn đang rỉ thấm
Anh lính trẻ trên võng dù máu đẫm
Chắc vì đau nên nằm lặng mê man
Hãy gắng lên về trạm phẫu tiểu đoàn
Rồi bác sĩ chữa cho anh lành lặn...
Ngày mai anh lại lên đường ra trận
Giải phóng quê hương, diệt hết giặc thù
Để bầu trời rạng rỡ nắng mùa thu
Cho đất nước giang sơn liền một dải...
Hôm nay em làm cây cầu êm ái
Đưa đồng đội mình trở lại tuyến sau
Mặc nước xiết cầu người luôn vững chãi
Bờ vai này giúp anh dịu đớn đau...
-----------------------------------------------------
"CẦU NGƯỜI" - BỨC ẢNH CHIẾN TRANH QUÍ HIẾM
Một tình huống hy hữu trong chiến tranh đã đem đến bức ảnh đẹp, có một không hai
Khoảnh khắc vàng 1/125s mà tác giả Phạm Văn Thính bấm máy tác phẩm "Cầu Người" sắp tròn nửa thế kỷ nhưng người xem vẫn thấy sức nóng của chiến tranh trào ra.
Chiến tranh Việt Nam là khối nam châm có sức hút không thể cưỡng nổi đối với các phóng viên chiến trường toàn thế giới, bất chấp quốc tịch cũng như các hãng thông tấn hàng đầu của các bên. Ở một cách nhìn khác thì chiến tranh Việt Nam đã sản sinh ra một thế hệ những phóng viên ảnh chiến trường vĩ đại của nhiếp ảnh báo chí thế kỷ 20. Tên tuổi và tác phẩm của họ gắn liền với chiến tranh Việt Nam, với những giải thưởng uy tín nhất, xuất bản trên những hãng thông tấn và tạp chí hàng đầu như Life, AP, UPI, Time, Magnum, Washington Post, New York Times như các nhà nhiếp ảnh: Larry Burrows, Kyoichi Sawada (Giải Pulitzer 1966 cho tác phẩm Lánh nạn), Henri Huet (Giải Robert Capa năm 1966), Horst Faas (Giải Pulitzer năm 1965 cho tác phẩm Tội ác và trừng phạt ), Edward T. Adams (Giải Pulitzer năm 1969 cho tác phẩm Hành quyết Việt Cộng), Tim Page, Huỳnh Thanh Mỹ... và những phóng viên, phóng viên ảnh của Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân Dân, báo Quân đội Nhân dân như Trần Bỉnh Khuool, Chu Chí Thành, Hoàng Thiềm, Dương Thanh Phong, liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng...
Phác vài nét như vậy để thấy vị trí đặc biệt của bức ảnh "Cầu Người". Khác với ảnh nghệ thuật, ảnh phóng sự báo chí, ảnh chiến tranh bắt buộc phải trung thực, phải nóng và phải có thông tin. Tiêu chí hiển nhiên này không phải bức ảnh nào cũng đạt được. Sức nóng của "Cầu Người" không nhìn thấy ngay, không cụ thể như nhiều bức ảnh khác, sức nóng không chỉ là khói lửa, bom đạn, chết chóc... Sức nóng của "Cầu Người" là sức trẻ, là tinh thần vượt khó khăn, gian khổ, nguy hiểm, là ý chí sắt đá, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc... của lực lượng thanh niên xung phong.
Tác phẩm "Cầu Người" chụp những nam, nữ thanh niên xung phong thuộc chiến khu Đ (Tây Ninh) đang ngâm mình dưới suối, dùng vai đỡ những tấm ván gỗ làm cầu để cho các y tá và bác sĩ cáng thương binh đi qua.
Người chụp có thể cũng ngâm mình dưới suối ngay đầu cầu, hất máy lên, cây cầu người xẻ đôi ảnh theo bố cục đường chéo, khúc triết, khỏe mạnh, dứt khoát. Tác giả dùng ống kính tiêu cự 50, tất cả các nhân vật đều khá nét, hai thông tin cơ bản của bức ảnh là những người làm cầu và những người cáng thương binh đi trên cầu đều rõ ràng. Thời điểm bấm máy đúng lúc sự việc diễn ra căng mọng nhất. Và xin nói thêm, đã là ảnh chiến tranh thì chỉ nên dùng ống kính tiêu cự 50 hoặc góc rộng vì ảnh chỉ nóng khi người chụp ở ngay trong lòng của sự kiện.
Những bức ảnh chụp cảnh chiến đấu, tiến công quân địch, tập luyện, hành quân, cảnh chiến thắng, dẫn giải tù binh, bộ đội nghỉ ngơi, đọc thư nhà trong rừng giữa hai trận đánh thì rất nhiều nhưng có lẽ đây là bức ảnh duy nhất chụp cảnh "cầu người". Thêm một điểm độc đáo nữa không thể không nhắc đến đó là đã có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật tôn vinh hình ảnh người chiến sĩ, những người lính trong các lực lượng vũ trang nhưng không nhiều tác phẩm ghi được những cống hiến thầm lặng của lực lượng thanh niên xung phong như tác phẩm này. Chợt nhớ trong ca khúc Cô gái mở đường nhạc và lời của nhạc sĩ Xuân Giao có câu: "Ơi những cô con gái đang ngày đêm mở đường, hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường"...
Vẻ đẹp của tác phẩm văn học nghệ thuật như vậy là cách ghi dấu những cống hiến phi thường, những hy sinh, những tấm gương của lực lượng thanh niên xung phong. Cây cầu người ấy, cây cầu sống ấy đã góp sức cùng dân tộc đi đến ngày thắng lợi.
Cảm ơn bạn đã quan tâm, rất mong bạn chia sẻ mạnh mẽ nha.
Chú thích ảnh:
Bức ảnh Cầu Người của nhà nhiếp ảnh Phạm Văn Thính (phóng viên Thông tấn xã Việt Nam) chụp các thanh niên xung phong chiến khu Đ (Tây Ninh) dùng những tấm ván cũ của nhà kho hâ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét