Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

LẠI CHIÊU TRÒ XUYÊN TẠC VỀ ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN TRONG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19

 <Tống Giang>

Sau khi 117.600 liều vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca đầu tiên đã chính thức về Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 24/2/2021 và dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 25/2/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID 19, thì trên không gian mạng đã bắt đầu xuất hiện một số bài viết xuyên tạc về diện đối tượng ưu tiên và miễn phí trong việc tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Điển hình trong số đó là trang mạng BBC Tiếng Việt, một trang mạng có “kinh nghiệm” lâu nay trong việc tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam đã đăng tải bài viết “Tiêm vaccine Covid ở VN: vì sao quân đội và công an được ưu tiên?”. Thậm chí đáng trách hơn khi một tờ báo điện tử chính thống ở trong nước như tờ báo Tuổi Trẻ online (tuoitre.vn) ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID 19, trong đó có quy định về các nhóm người được ưu tiên và miễn phí vắc xin phòng COVID-19 đã đăng tải bài viết với tiêu đề “mừng vì đã có vắc xin ngừa COVID-19, người nghèo lại “lo không có tiền tiêm" và nội dung bài viết cho rằng “Những người nghèo nghe tin đã có lô vắc xin ngừa COVI-19 về Việt Nam có hai tam trạng: vui vì có thể sớm khống chế đại dịch, sớm trở lại mưu sinh bình thường và lo vì không có tiền để tiêm ngừa”.
Ngay sau khi những tít bài của BBC Tiếng Việt và Tuổi trẻ online đăng tải 02 bài viết trên mạng Internet đã gặp phải sự lên án, tẩy chay của cộng đồng mạng, đặc biệt là đối với trang Tuổi trẻ online. Bởi lẽ, là tờ báo mang danh nghĩa “chính thống” nhưng đăng tải tiêu đề và nội dung bài viết hoàn toàn trái ngược với nội dung trong Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/2/2021 về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID 19. Mặc dù, sau đó báo Tuổi trẻ đã chỉnh sửa tiêu đề và nội dung bài viết nhưng rõ ràng những gì mà BBC Tiếng Việt hay báo Tuổi trẻ đăng tải đã phản ánh sai lệch, định hướng người đọc hiểu sai về chủ trương của Chính phủ trong việc mua và sử dụng vắc xin cũng như diện đối tượng được ưu tiên và miễn phí trong tiêm vắc xin - một trong những nội dung đang được người dân trên toàn cầu và ở Việt Nam đặc biệt quan tâm trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19.
Theo đó, vào ngày 26/2/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 21/NQ-CP quy định về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID 19, trong đó quy định 09 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí, cụ thể bao gồm:
(1) Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm: Người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên…); Quân đội; Công an.
(2) Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.
(3) Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước…;
(4) Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
(5) Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi.
(6) Người sinh sống tại các vùng có dịch.
(7) Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.
(8) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
(9) Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.
Và Chính phủ cũng nêu rõ trong năm 2021, vắc xin được sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng nêu trên ở các tỉnh/thành phố đang có dịch; trong tỉnh, thành phố thì ưu tiên tiêm cho các vùng đang có dịch.
Đối với bài viết của BBC Tiếng Việt, việc lực lượng Quân đội, Công an được ưu tiên và miến phí trong việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở Việt Nam cũng là điều dễ hiểu và như nội dung Nghị quyết đã đưa ra Quân đội, Công an cùng với những người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng chống dịch là những người thuộc nhóm lực lượng tuyến đầu chống dịch. Việc BBC tiếng Việt so sánh với diện đối tượng ở Việt Nam với Anh là vô cùng khập khiễng khi hệ thống chính trị và đặc thù trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở mỗi quốc gia sẽ có những đặc thù, khác nhau.
Từ khi dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ Quân đội, Công an đã trực tiếp tham gia vào công tác phòng, chống dịch COVID-19 và trong thành quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở Việt Nam được quốc tế ghi nhận thì cũng không thể không nhắc tới vai trò của các cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Quân Họ là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong công tác phòng chống dịch COVID-19 với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, không ngại gian khổ hy sinh, hoàn thành tốt nhiệm vụ do Chính phủ giao. Là tuyến đầu trong phòng, chống dịch COVID-19 nếu họ không được ưu tiên trong tiêm vắc xin thì liệu công tác phòng, chống dịch COVID-19 sẽ như thế nào? Câu hỏi này có lẽ chính những người trong tâm dịch, những người ở khu vực biên giới sẽ là người hiểu rõ nhất và BBC Tiếng Việt có lẽ đang có “định kiến” với lực lượng quân đội, công an hay sao?
Đối với nội dung bài viết của báo Tuổi trẻ mặc dù đã chỉnh sửa ngay sau khi bị dư luận lên án nhưng cũng đã thể hiện sự “tát nước theo mưa” khi chưa nghiên cứu nội dung Nghị quyết 21 hoặc họ đang cố tình gây ra sự hiểu nhầm trong dư luận. Bởi lẽ trong các nhóm người được ưu tiên thì người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội cũng thuộc diện đối tượng ưu tiên và tiêm miễn phí ở nhóm thứ 7. Vậy thì tại sao báo Tuổi trẻ lại đăng tải bài viết như vậy? Câu trả lời có lẽ để cộng đồng mạng lên tiếng, bởi việc dư luận lên tiếng về báo Tuổi trẻ đăng tải thông tin sai sự thật không phải là lần đầu như đưa tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân, xúc phạm Phật giáo, đăng tải nhiều bài ca ngợi chế độ VNCH...
Như chúng ta đã biết vaccine là giải pháp căn bản nhất để chống lại virus và tất cả các vaccine COVID-19 được cấp phép đều được xem xét cẩn thận và đánh giá tỷ lệ sinh kháng thể hiệu quả. Và trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định, thực hiện nhiệm vụ tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19 cho cộng đồng. Việc nghiên cứu, lựa chọn và quyết định các nhóm đối tượng ưu tiên và miễn phí trong tiêm vắc xin phòng COVID-19 như trong Nghị quyết số 21 CỦA Chính phủ là hoàn toàn hợp lý. Chúng ta tự hào là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á có được vắc xin để tiêm cho người dân, trong đó xác định các nhóm đối tượng ưu tiên thực hiện trước. Và hiện nay không chỉ đặt mua vắc xin ở các quốc gia, mà các nhà khoa học Việt Nam cũng đang trong các giai đoạn để sản xuất vắc xin “Made in Việt Nam” trong thời gian sớm nhất.
Cuộc chiến chống COVID-19 là một mặt trận toàn diện, một hệ thống liên hoàn đòi hỏi sức mạnh tổng lực của nhiều cấp, nhiều ngành và cần ý thức phòng tránh dịch bệnh của mỗi người dân và toàn xã hội. Cùng với đó, mỗi chúng ta cũng cần lên án, tẩy chay đối với những bài viết xuyên tạc, phản ánh sai sự thật liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
Có thể là hình ảnh về đang đứng và văn bản cho biết 'NEWS TIẾNG VIỆT Tin chính Việt Nam harifre Tuổi Trẻ 7 phút Thể giới Diên đÃn Tiêm vaccine Covid ở VN: vì saoquân đội và công an đượcưu ựu tiên? Những người nghèo nghe tin đã có lô vắc xin ngừa COVID-19 về Việt Nam có hai tâm trạng: vui vì có thể sớm kháng chế đại dịch, sớm trở lại mưu sinh bình thường và lo vikhông có tiền để tiêm ogừa. TEUIRNGLH 26 tháng 22021 Enwirotainer TUOITRE.VN co vg ngừa COVID-19, người nghèo Mừng vì đã lại 'lo không có tiền tràm''

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét