Thứ Tư, 10 tháng 3, 2021

TUỔI TRẺ VIỆT NAM PHẢI CHĂNG CHỈ BIẾT SHOPPING, KHÔNG MÀNG CHÍNH TRỊ?

 Hình ảnh cô gái trẻ Kyal Sin thiệt mạng trong cuộc biểu tình chống đảo chính ở Myanmar đem đến cho người xem nhiều sự cảm thương, chua xót. Trong khi thế giới hướng đến hòa bình, hướng đến cuộc sống hưởng thụ, thì Myanmar vẫn còn chìm trong chia cắt, người dân vẫn còn loay hoay tìm cho mình nền độc lập, tự do và ngày mai chưa biết đi đâu, về đâu.

Khoảnh khắc bình yên là điều ở bất cứ nơi đâu ở Việt Nam, bạn trẻ cũng tìm thấy, thế nhưng đó là điều rất hiếm hoi, đắt đỏ và không thể mua được trên đất nước Myanmar ở thời điểm hiện tại.
Một cô gái tham gia cuộc biểu tình để đòi cho bản thân và người cùng hoàn cảnh quyền được thụ hưởng một thể chế chính trị độc lập, tự do, hạnh phúc là điều chính đáng. Và trong cuộc biểu tình để tìm thấy tự do này, Kyal Sin chỉ là một trong những người dân ở Myanmar thiệt mạng, còn rất nhiều người ra đi như thế nữa. Điều đó phần nào cho thấy được, ở một quốc gia bất cập về vấn đề thể chế, chưa thể tự quyết, thì đất nước không thể nào khỏe, phát triển được và người dân nơi đây phải trải qua biết bao nỗi đau.
Từ những hình ảnh đau xót này, nhìn về phía Việt Nam, đặc biệt là ở thế hệ trẻ, ai cũng thấy được rằng người dân Việt Nam quá hạnh phúc, may mắn khi được sống và làm việc trong một đất nước bình yên và dân chủ.
Thực tế mà ai cũng nhìn thấy rõ ràng nhất, dù trong thời điểm dịch Covid, trong khi nhiều quốc gia tê liệt, người chết tăng từng giây, nhiều người rơi vào bế tắc không lối thoát, thì người trẻ ở Việt Nam vẫn có công ăn việc làm; và dù có thay đổi công việc, vẫn tìm được nhiều việc mới, nhiều lựa chọn, chưa người nào phải khóc than, hay chết đói.
Trên các diễn đàn, các group về du lịch, trải nghiệm cuộc sống, hàng ngày có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người đăng tải các hình ảnh đi du lịch, trải nghiệm ở nơi mình đang sống. Tương ứng với điều đó là hàng nghìn, hàng triệu lượt tương tác, bình luận trong mỗi album ảnh được đăng lên, phản ánh rõ nét về cuộc sống thong thả, hưởng lạc của người dân Việt Nam.
Vì đất nước có quá nhiều điều kiện tốt, nên người trẻ của Việt Nam không có gì lớn lao ngoài việc toàn tâm, toàn lực phát triển bản thân, mưu cầu hạnh phúc, làm giàu và cống hiến cho đất nước, cho xã hội. Những ngày cả nước cùng nhau chống dịch, nơi tuyến đầu Tổ quốc không khó để thấy hình ảnh người trẻ – đoàn viên, sinh viên năng động tham gia vào công tác tình nguyện. Nhiều người trẻ bỏ qua cái Tết đoàn viên cùng gia đình, tham gia hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ, các chiến sĩ tại khu cách ly, chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Người trẻ của Việt Nam sống có lý tưởng, có ý thức trách nhiệm, và sống có hoài bão làm đẹp cho đời.
Ngay tại thời điểm này của Myanmar rơi vào chính biến căng thẳng, thì trên đất nước Việt Nam, nơi giảng đường hàng ngày không bao giờ thiếu hình ảnh học sinh, sinh viên miệt mài trao dồi kiến thức. Những cuộc thảo luận của người trẻ diễn ra sôi nổi chưa bao giờ bị ngăn cách giữ không gian, thời gian. Khi kiến thức được dung nạp, cũng là lúc các bạn trẻ tiếp cận càng gần với ước mơ, hoài bão, cống hiến, làm giàu cho bản thân và đất nước. Đó là điều hạnh phúc và may mắn, đặc quyền của người dân Việt Nam. Dĩ nhiên, những thứ quý giá này không phải tự nhiên mà có, mà trước đây cũng đã được đánh đổi bằng máu, nước mắt và sự hy sinh của biết bao thế hệ chiến sĩ kiên cường đã đấu tranh, giành lấy nền độc lập, tự do trọn vẹn cho dân tộc, đất nước.
Những liệt kê nho nhỏ phía trên có lẽ cũng đã đủ trả lời cho câu hỏi: “Người trẻ Việt Nam đang làm gì”, hay lời khiêu khích có định hướng lôi kéo của những thành phần chống phá, đầy kệch cỡm: “Buồn cho thế hệ trẻ Việt Nam chỉ biết shopping, không màng chính trị”. Suy cho cùng, chính trị của một quốc gia chẳng gì ngoài việc người dân có cuộc sống yên bình, đều có đủ cơm ăn áo mặc, có điều kiện tiếp cận tri thức, nâng cao chất lượng cuộc sống, được nhiều cơ hội cống hiến cho cộng đồng. Chẳng phải, đó là điều người trẻ Việt Nam đang chung tay, đã và đang thực hiện rất tốt hay sao?
Hải Yến
Có thể là hình ảnh về 4 người và mọi người đang đứng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét