Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

TẠI SAO PHẢI NHỤC NHÃ KHI LÀ MỘT NGƯỜI VIỆT NAM?

 (*) “Cô cảm thấy nhục nhã khi một quốc gia để đồng bào di chuyển 1500km về quê tránh dịch” - đó là câu nói của một giảng viên đại học Duy Tân khi tranh luận với sinh viên. Cô nói thêm về việc nếu tìm hiểu về nền văn minh phương Tây, thì sẽ không có những chuyện như vậy.

Có thể nhiều người và cả cô không biết, đầu mùa dịch 2020, có một làn sóng dịch chuyển lớn chưa từng có của người Mỹ nhằm trốn tránh đại dịch và các biện pháp phong tỏa. Người dân tại các bang giàu có miền Tây và Đông nước Mỹ dịch chuyển đến các bang trung tâm có mức sống thấp hơn, từ các thành phố lớn về quê, từ các đô thị về nông thôn. Tờ New York Times từng nêu ra rất nhiều nghịch cảnh người dân di chuyển hàng ngàn km bằng phương tiện cá nhân về quê rồi nhiễm đại dịch và không trở về được ngôi nhà của mình. Tại Pháp, làn sóng người ta trốn chạy khiến các cung đường bán kính 260km từ trung tâm Paris chật cứng, người ta sợ hãi khi Paris trở thành tâm dịch. Tình trạng tương tự diễn ra tại Rome, London, Madrid và nhiều thành phố lớn khác tại châu Âu. Tờ Rai News từng bình luận rằng: “Mọi con đường đều dẫn về thành Roma, nhưng giờ đây, mọi con đường đều dành để chạy thoát khỏi Roma”.
Thực tế, việc để người dân phải di chuyển một quãng đường lớn không phải là việc mà cả chính quyền, người dân mong muốn, đó là một lựa chọn ổn trong hoàn cảnh mà không có được nhiều phương án xử lý tốt hơn. Vậy chính quyền đã làm gì để hỗ trợ những người dân di chuyển đường xa về:
1. Cắt cử đội ngũ cảnh sát giao thông dẫn đoàn di chuyển về quê qua địa phận từng tỉnh, đảm bảo thông suốt lưu thông, không gặp sự cố nào di chuyển. Đội ngũ cảnh sát cũng chuẩn bị sẵn phương tiện cứu hộ giao thông, xử lý sự cố mỗi đoàn di chuyển.
2. Các suất ăn miễn phí được chính quyền, người dân, tình nguyện viên chuẩn bị qua các chặng đường. Ngoài các suất ăn ra, người di chuyển về quê còn được hỗ trợ một phần xăng xe miễn phí, chỗ nghỉ miễn phí, hỗ trợ bảo dưỡng xe miễn phí.
3. Một số nơi còn tổ chức hỗ trợ đưa người dân yếu thế, phụ nữ mang thai, người già về bằng tàu hỏa, máy bay, xe ô tô riêng.
Tại châu Âu và Mỹ, những đoàn người này cộng thêm việc chống dịch tệ hại, thiếu kiểm soát đã khiến cho dịch bùng phát về các địa phương khác. Còn ở Việt Nam, những đoàn người trở về được khai báo y tế, kiểm soát đầy đủ, nhiều tỉnh triển khai xét nghiệm Covid tại nhà, thành lập khu cách ly cho những người trở về quê… Hiện nay, về cơ bản các đoàn người trở về quê đều đang được kiểm soát ổn định.
Đó là những gì khiến cô “nhục nhã” à?
(*) “Từ đầu mùa dịch đến giờ, Chính phủ đã hỗ trợ cho em những gì? Những quốc gia trên thế giới được hỗ trợ rất nhiều” - cô nói.
Có hai loại hỗ trợ của Chính phủ, một là gián tiếp, hai là trực tiếp.
1. Hỗ trợ trực tiếp là gì? Là những biện pháp có tác động trực tiếp, rõ ràng đến người dân, như miễn giảm phí điều trị, miễn phí tiêm vaccine...
- Miễn phí điều trị cho F0
- Miễn phí tiêm vaccine cho 70% dân số, mục tiêu để đạt miễn dịch cộng đồng. Hiện nay đã có hơn 8 triệu mũi vaccine đã được tiêm.
- Miễn phí cách ly, đưa đón người về nước trong giai đoạn trước
- Hỗ trợ 4 đợt giảm tiền điện, tiền mạng, giảm chi phí hành chính công.
- Thiết lập hệ thống bệnh viện dã chiến lớn nhất Đông Nam Á.
- Chủ động nghiên cứu, sản xuất vaccine ngay từ đầu dịch.
Vân vân và mây mây khác.
2. Hỗ trợ gián tiếp là gì? Là các hành thức hỗ trợ qua chính sách, luật, quy định.
- Đảm bảo an sinh xã hội thông qua các văn bản luật: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, giảm thuế doanh nghiệp, giãn nợ…
- Triển khai đồng loạt việc chống dịch ngay từ đầu mùa dịch, bằng chứng là dịch bùng phát trong 3 tháng trở lại đây từ biến chủng Delta.
- Đảm bảo đầu tư công giữa mùa dịch.
- Đảm bảo môi trường sống, tồn tại bình thường trong thời gian trước khi bùng phát.
- Chủ động tìm kiếm vaccine, thuốc chữa bệnh thông qua ngoại giao với các quốc gia khác. Ví dụ như tìm nguồn cung thuốc từ Ấn Độ, nguồn vaccine từ Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nga, Cuba...
Vân vân và mây mây khác.
Nếu Chính phủ không hỗ trợ, bằng cả trực tiếp và gián tiếp, thì Việt Nam có lẽ đã “toang” - theo đúng nghĩa của cụm từ ngay đầu dịch rồi. Chứ chẳng phải là chỉ có bùng dịch gắt gao trong 3 tháng trở lại đây đâu nhé.
(*) Cô nói Việt Nam chậm trễ trong việc tiếp cận vaccine, điều này sai hoàn toàn.
1. Về tự chủ:
- Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới tham gia cơ chế Covax, vừa tiếp nhận vaccine, vừa phấn đấu trở thành quốc gia chia sẻ vaccine cho các quốc gia khác.
- Tự chủ động nghiên cứu vacicne “Made in Vietnam” và đến nay đã và đang được đánh giá phê duyệt khẩn cấp để đưa vào tiêm cho người dân.
- Tự chủ động thiết lập quỹ vaccine từ tháng 6/2020.
- Chủ động đàm phán hỗ trợ từ các quốc gia khác viện trợ vaccine.
- Đàm phán xin chuyển giao công nghệ từ Nga, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Cuba...
- Đã tiêm gần 9 triệu mũi trong thời gian qua và đang tăng nhanh chóng.
2. Về khách quan:
- Chống dịch càng tốt, nhận vaccine càng chậm. Bài học này đã từng xảy ra ở Đài Loan và Hàn Quốc, hay như một số quốc gia khác như Úc, New Zealand cũng gặp khó về tình trạng khan hiếm vaccine.
- Nguồn cung vaccine khan hiếm trên toàn cầu.
Có nhiều người, thực sự đang coi phương Tây và Mỹ là một hình mẫu chói sáng, nhưng trong dại dịch, tình hình tại những nơi đó cũng có rất nhiều những bất ổn. Từ biểu tình chống đeo khẩu trang, từ biểu tình phản đối giãn cách xã hội, từ biểu tình chống bắt buộc tiêm vaccine, tin rằng cột sóng 5G phát tán virus, nghi ngờ thanh kim loại trong khẩu trang là anten điều khiển trí não, nghi ngờ Covid-19 là chiêu trò mị dân, tin rằng đại dịch là không có thật...
Dĩ nhiên, chúng ta cần phải học hỏi phương Tây rất nhiều, nhưng không có nghĩa tất cả những gì họ làm, đều là chân lý và đúng đắn.
Tư liệu tham khảo:
1. Pháp: Người giàu trốn chạy khỏi vùng dịch, họ mang virus về đây, Zing
2. Pháp: Người dân Paris lũ lượt “chạy trốn” khỏi thủ đô tránh lệnh phong tỏa, Hà Nội TV.
3. Chạy trốn khỏi Paris, NYTimes.
4. Bỏ phố về quê chạy trốn đại dịch, Business Insider
5. Người Mỹ đang chạy trốn khỏi New York, New York Post.
6. Người dân vội vã ‘tháo chạy’ trước giờ phong tỏa, Paris tắc đường kỷ lục, RFI
7. Những người Mỹ tháo chạy khỏi lệnh phong tỏa, Reuters.
8. Người dân Anh "chạy trốn" khỏi London trước lệnh thắt chặt vì COVID-19, BBC.
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, xe môtô, đường phố và đường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét