<Nga Mi>
Tin giả về dịch bệnh Covid-19 thực sự là vấn nạn đối với xã hội khi nó tạo sự hoang mang trong dư luận xã hội, thậm chí là gây ra những vụ việc đau lòng. Mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm soát, xử phạt nặng đối với những người đăng tin giả, đưa tin sai sự thật nhưng vẫn không loại trừ được tin giả. Mới đây, những thông tin giả về “chính quyền Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu yêu cầu người dân ở yên tại chỗ trong 07 ngày” hay video clip về bác sĩ “Trần Khoa”, “shipper hũ tro cốt người chết vì Covid-19”…vẫn không ngừng lan truyền trên mạng xã hội. Tin giả nhưng vì sao nhiều người vẫn đón nhận, chia sẻ trên mạng và độ “hot” lại hơn hẳn những thông tin tốt đẹp?
Tin giả đánh vào nhu cầu khát thông tin trong những ngày giãn cách xã hội. Khi có vướng mắc về dịch bênh, sức khỏe, lịch sử, văn hóa…thì chỉ cần móc máy là ngay lập tức có hàng ngàn câu trả lời trên youtube, facebook, twitter, Instagram. Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam, thời gian sử dụng Interner, mạng xã hội đã tăng mạnh trung bình 5 tiếng mỗi ngày. Để “câu view”, “câu like” hay mục đích chính trị, kinh tế, không ít người đã sử dụng những thông tin giả để đánh vào nhu cầu này. Tin giả và hậu quả thật khi ở một số địa bàn đã xuất hiện tình trạng người dân tẩy chay vaccine, bị lừa đảo do quá tin vào những thông tin “mùi mẫn” trên mạng xã hội. Những dòng trạng thái, câu chuyện vô căn cứ kèm theo sự tắc trách của một số người làm báo đã làm tăng thêm sự hoài nghi, gieo rắc sự sợ hãi vào cộng đồng. Dịch bệnh Covid-19 chưa gây hậu quả nặng nề đối với 63 tỉnh, thành phố nhưng đã tràn lan trên mạng xã hội.
Trong bối cảnh cả nước dồn sức, dồn nguồn nhân lực cho cuộc chiến chống dịch Covid-19 thì “dịch thông tin” lại bùng phát trên mạng xã hội. Sự bùng phát dịch bệnh là mảnh đất màu mỡ cho những “thuyết âm mưu”, thông tin thiếu căn cứ lan truyền. Những thông tin tiêu cực cứ ám thị con người và lan truyền theo cấp số nhân. Tin giả được cắt ghép từ những dữ kiện rời rạc có sự thêm bớt thông tin và suy diễn chủ quan của người đưa tin. Thậm chí tin giả về sự kiện “bác sĩ Trần Khoa” là hoàn toàn bịa đặt. Tin giả dù được hình thành bằng cách nào đi nữa thì đó cũng là sự xuyên tạc sự thật.
Dịch bệnh là điều kiện để những thông tin sai sự thật bùng phát nhưng đó chỉ là vấn đề nhất thời. Sự bình tĩnh, lý trí của người dùng mạng xã hội là “bộ lọc” quan trọng nhất để không để tin giả hoành hành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét