<Tống Giang>
Trước diễn biến tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở nước ta, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, phát huy truyền thống tốt đẹp, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, sống "Tốt đời đẹp đạo" và tinh thần trách nhiệm cao cả với đất nước, với nhân dân, các tôn giáo ở Việt Nam đã tích cực tham gia vào công tác phòng, chống dịch COVID-19 góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phấn đấu từng bước ngăn chặn, đẩy lùi dịch COVID-19. Trong đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức phát động phong trào "Cởi áo cà sa khoác áo blouse trắng tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch", hàng ngàn tăng ni, phật tử tại nhiều địa phương, nhiều cơ sở Phật giáo trong cả nước đã tích cực hưởng ứng, xung phong tình nguyện lên tuyến đầu phòng, chống dịch.
Đồng thời, để giảm áp lực cho các bệnh viện, trung tâm điều trị COVID-19, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khuyến khích các chùa, tự viện phát huy tinh thần "Hộ quốc an dân", tích cực phát tâm đăng ký, đề nghị chính quyền sở tại sử dụng chùa, cơ sở tự viện làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly thông qua phong trào "Dùng chùa, cơ sở tự viện làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly phòng, chống dịch COVID-19" và có nhiều chùa, cơ sở tu viện đã đăng ký như: Việt Nam Phật Quốc Tự, chùa Phổ Quang ở TP Hồ Chí Minh, chùa Keo tại tỉnh Thái Bình; chùa Ích Minh tỉnh Bắc Giang; chùa Trình Yên Tử, Cung Trúc Lâm, Thiện viện Trúc Lâm, chùa Ba Vàng tỉnh Quảng Ninh; Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế; chùa Vĩnh An tỉnh Bến Tre, Trung tâm Văn hóa Phật giáo tại Bình Dương... Các chùa, cơ sở tự viện cũng đưa các nội dung tuyên truyền, khuyến cáo của Bộ Y tế về dịch COVID-19 thành các chuyên đề kết hợp trong các bài giảng trực tuyến thuyết pháp trên các phương tiện truyền thông; đẩy mạnh việc tuyên truyền trong tín đồ, phật tử về việc cảnh giác với các thông tin giả, thông tin không chính xác, mê tín dị đoan về dịch bệnh...
Vậy nhưng đáng tiếc thay, ngược dòng chảy với hàng triệu người dân Việt Nam, đi ngược với truyền thống tốt đẹp của các tôn giáo, những ngày qua câu chuyện về “sư oan” Thích Đàm Thoa đã và đang nhận sự quan tâm, lên án của người dân Hà Nội về những hành động vi phạm quy định về công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngày 23/8/2021 vừa qua, “sư oan” Thích Đàm Thoa đã đi lang thang từ chùa Non Đào, thôn Tiến Sơn Đông, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đi sang Long Biên, Hà Nội với lý do “nhận tiền hỗ trợ được cho là của phật tử Phạm Quý” nhưng khi sư cô đi đến 309 đường Nguyễn Văn Cừ , phường Ngọc Lân , quận Long Biên thì bị Công an phường yêu cầu dừng lại, xuất trình giấy tờ. Do không xuất trình được lý do chính đáng khi đi ra đường nên Thích Đàm Thoa đã được mời về trụ sở Công an phường để làm việc.
Việc “sư oan” này tự do đi lại không có lý do chính đáng, không xuất trình được giấy tờ theo quy định trong khi TP Hà Nội đang siết chặt thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 17 của UBND Thành phố Hà Nội để phòng, chống dịch COVID-19 và được lực lượng Công an kiểm tra, yêu cầu xuất trình giấy tờ và xử phạt theo quy định là hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thủ đô đang tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp có thể bùng phát dịch. Vậy nhưng, không chỉ không nộp phạt theo quy định của pháp luật, “sư oan” Thích Đàm Thoa còn đăng tải những thông tin xuyên tạc, sai sự thật về vụ việc trên trang cá nhân facebook “Đàm Thoa Thích”, thậm chí còn “cầu cứu” của cộng đồng mạng. Đáng buồn thay, chưa thấy sự “cứu giúp” ở đâu nhưng cộng đồng mạng đã ngay lập tức lên án trước việc không tuân thủ quy định phòng, chống dịch của vị “sư oan” này có thể dẫn tới hậu quả khôn lường cho xã hội.
Rõ ràng với bản chất của quá trình hành nghề “sư oan” đến “dân oan” của Thích Đàm Thoa đã được cộng đồng mạng bóc mẽ trong thời gian qua, đây cũng chỉ là chiêu trò, trò hề mà vị “sư oan” này diễn lại để mong nhận được sự “giúp đỡ” của những kẻ chống phá đất nước như bấy lâu nay mà thôi.
Xin thông tin thêm về quá trình hành nghề của vị “sư oan” Thích Đàm Thoa để bạn đọc được hiểu rõ hơn về con người này.
Thích Đàm Thoa tên thật là Lý Thị Hà, sinh ngày 17/8/1969, Quê quán: An Xá, Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên. Với bản tính lười lao động, năm 1991, Lý Thị Hà xuất gia (đi tu) và sau thời gian lạy lục nhiều nơi, y được sư trụ trì chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên mở lòng từ bi nhận làm đệ tử. Trong thời gian ở chùa Hang, Lý Thị Hà không chịu tu hành, thường xuyên có những hoạt động mê tín, dị đoan, đi ngược lại với giáo lý, giáo luật của Phật giáo. Khi được răn dạy, Lý Thị Hà không những không chịu sám hối mà còn kiếm cớ gây sự, cãi nhau với cả thầy.
Đến đầu năm 1992, Lý Thị Hà bị sư trụ trì chùa Hang và chính quyền địa phương trục xuất ra khỏi chùa. Tháng 02/1992, Lý Thị Hà đến xin tu hành tại chùa Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội. Tuy vậy, với bản tính của mình, từ tháng 02/1992 đến tháng 6/1992, Lý Thị Hà thường xuyên gây mâu thuẫn với cả sư thầy Thích Đàm Trung (trụ trì chùa Đại Từ) và phật tử địa phương. Đến cuối tháng 6/1992, sư thầy Thích Đàm Trung phải thuê ô tô để đưa Lý Thị Hà về giao lại cho gia đình.
Sau hai lần bị thầy đuổi, Lý Thị Hà vẫn kiên nhẫn tiếp tục khăn gói đến chùa Nguyệt Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang xin tu tập. Tại đây, Lý Thị Hà được sư Thích Đàm Ý nhận làm đệ tử, cho thụ giới Sa Di, lấy pháp danh là Thích Đàm Thoa. Thích Đàm Thoa được thầy cử đến trông nom, chăm lo công tác phật sự tại chùa Ảm, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng. Là người chăm lo tâm linh, tín ngưỡng cho nhân dân nhưng Thích Đàm Thoa lại tiếp tục thường xuyên vi phạm các chính sách, pháp luật, các quy định của địa phương: tự ý dỡ nhà kho của Hợp tác xã để làm công trình phụ cho chùa, bán đất của nhà chùa, hoạt động mê tín dị đoan. Vì vậy chính quyền địa phương đã trục xuất khỏi chùa và trả về chùa Nguyệt Nham, Tân Liễu, Yên Dũng giao cho sư thầy nuôi dạy quản lý. Về chùa Nguyệt Nham ở với thầy, Thích Đàm Thoa rắp tâm đuổi thầy ra khỏi chùa. Và với nhiều mưu kế bày ra, cuối cùng vào tháng 3/2004, sư Thích Đàm Thoa đã "đuổi" được thầy mình ra khỏi chùa Nguyệt Nham khiến toàn thể nhân dân thôn Liễu Nham phẫn nộ.
Ngày 28/3/2004, toàn thể nhân dân thôn Liễu Nham họp ra nghị quyết không chấp nhận cho sư Thích Đàm Thoa trụ trì chùa Nguyệt Nham, đề nghị UBND xã và cấp có thẩm quyền trục xuất Đàm Thoa ra khỏi chùa. Đến năm 2008, Thích Đàm Thoa về Bắc Giang và bằng nhiều thủ đoạn, Thích Đàm Thoa lại được làm trụ trì chùa Non Đào, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ngựa quen đường cũ, Thích Đàm Thoa tiếp tục có những hoạt động sai phạm: tự ý thuê người san lấp vườn chùa, chặt bỏ một số cây cổ thụ, xây tường rào bao quanh và dãy công trình phụ để chăn nuôi, tự ý đào ao ngay trước sân chùa, quy hoạch lại toàn bộ vườn chùa làm khu chăn nuôi gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường nơi thờ tự, khu vực xung quanh gây bức xúc, phản ứng trong nhân dân. Nhân dân và phật tử chùa Non Đào đã nhiều lần tập trung tại chùa yêu cầu sư Thích Đàm Thoa rời khỏi chùa. Hội người cao tuổi thôn Tiến Sơn đã làm đơn với hơn 100 chữ ký gửi các cấp chính quyền đề nghị thuyên chuyển sư Thích Đàm Thoa ra khỏi chùa Non Đào.
Những năm gần đây, “sư oan” Thích Đàm Thoa là cái tên không phải xa lạ khi có mặt ở tất cả các vụ việc khiếu kiện, tụ tập biểu tình trên địa bàn thủ đô Hà Nội và đồng thời cũng là cái tên được một số hội, nhóm chống phá đất nước, giới “dân chủ” quan tâm, hậu thuẫn như “NoU”, “Hội bầu bí tương thân”, “Hội dân oan”... Và khi các hội, nhóm dần bị tan rã, các cá nhân chống phá như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh, Trần Thị Nga, Cấn Thị Thêu, Lê Dũng Vova... cũng bị bắt, xử lý theo quy định của pháp luật, việc hành nghề “sư oa” của Thích Đàm Thoa càng gặp thêm khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Vậy nên, vụ việc xảy ra vào ngày 23/8/2021 vừa qua cũng chỉ là chiêu trò của Thích Đàm Thoa để hành nghề “sư oan” mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét