Trong các cuộc trường chinh của dân tộc, lớp lớp thế hệ cha ông lên đường ra mặt trận, bỏ lại sau lưng mẹ già, em thơ, vợ trẻ ...họ đã chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc, họ chiến đấu và mất đi một phần thân thể, độc lập - tự do hôm nay được viết lên từ máu xương của họ. Những người lính đã phải hy sinh tình cảm gia đình, có sự chia ly vĩnh viễn, có sự cách xa biền biệt, sự tao ngộ trùng phùng chỉ tính bằng ngày, bằng giờ. Điển hình về sự hy sinh ấy phải kể đến gia đình Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.
Sau những ngày tháng ra đi biền biệt, ngày Trung tướng Nguyễn Quốc Thước từ chiến trận trở về, đứa con đầu đã 11 tuổi, đứa sau đã lên 10, thấy người lạ liền bỏ trốn. Trung tướng xót xa: “Phải tìm mãi chúng mới chịu về, vợ tôi phải giải thích "ba con đấy" chúng mới nguôi nguôi. Sau 10 năm, đó là giây phút hạnh phúc nhất, lúc ấy tôi mới cảm nhận được mình thực sự là “Ba” giữa tiếng nói cười và những đôi mắt trong veo của trẻ nhỏ”.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước có 10 năm ăn Tết trên chiến trường miền Nam. Hòa bình lập lại, Tết của ông vẫn là những trận chiến ở chiến trường C, ở biên giới phía Bắc. Gần 10 năm sau ngày thống nhất, ông mới có cái Tết sum vầy đầu tiên bên gia đình. Những giây phút hiếm hoi được gặp con, ông ôm lấy đầu con, đặt vào đó một nụ hôn yêu thương rồi dặn dò như thể bù đắp cho quãng đời thiếu vắng cha. Vợ ông là bà Phan Thị Thủy, thua ông đến 10 tuổi, bà là điển hình của sự chịu đựng và thủy chung, là hậu phương vững chắc để chồng yên tâm ra trận. Ông cũng như bao người đi làm cách mạng và như lời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh "Chúng ta, ai cũng đều muốn có một gia đình ấm cúng. Người cách mạng là người giàu tình cảm, mà chính vì giàu tình cảm thì mới đi làm cách mạng, càng làm cách mạng lại càng quý trọng cuộc sống gia đình, chẳng qua vì chưa có điều kiện thuận lợi nên chưa thực hiện được, đành phải chịu đựng mà thôi''. Ai cũng khát khao có một mái ấm gia đình, sống bình yên bên gia đình.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cũng vậy ông cũng như bao người đàn ông Việt Nam chân chính khác, ông cũng khát khao một cuộc sống bình yên hạnh phúc bên gia đình, nhưng vì nghĩa lớn ông gác lại lợi ích riêng của bản thân cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp cứu nước của dân tộc. Những người lính trong thời chiến kể cả là trong thời bình họ luôn phải hy sinh tình cảm gia đình, chịu nhiều thiệt thòi. Ông chuẩn bị bước sang tuổi 96, ông có nhiều tiếng nói đóng góp xây dựng củng cố Đảng, ông từng là Ủy viên trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội 3 khóa, Tư lệnh quân khu. Ông là người ngay thẳng, bộc trực đến nỗi thành giai thoại chốn nghị trường.
Ông đã từng nói thẳng với Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười rằng, tôi làm Tư lệnh quân khu, '' Sư trưởng sai tôi cách chức, không thì hãy cách chức tôi. Anh làm Chủ tịch hội đồng bộ trưởng, Bộ trưởng sai anh phải xử lý,, và ông đã dám viết thư kiến nghị gặp Ban bí thư để góp ý về vấn đề chỉnh đốn Đảng. Dám nói với Thường trực Ban Bí thư là tôi quê Bác Hồ, tạm trú Hà Nội, tôi góp ý cho Đảng, Nhà nước mà không tiếp thu thì tôi sẽ đăng lên facebook,,
Ông cũng là một hết lòng vì gia đình, ông luôn nói "suốt đời tôi mắc nợ vợ tôi. Mấy chục năm chinh chiến, tôi đi biền biệt, nhà cửa, con cái do vợ tôi vun vén, chăm lo cả''. Sau khi nghỉ hưu ông đã từ bỏ mọi công việc xã hội để về chăm vợ nằm liệt trên giường bệnh 14 năm cho đến khi bà mất, ông muốn bù đắp cho bà, chăm sóc bà. Hình ảnh người vợ thân yêu ông luôn bên ông, trên màn hình điện thoại ông để hình của bà và ông luôn nghĩ có ngày vợ chồng ông lại trùng phùng bên nhau.
Ông là một vị tướng tài năng, can trường, ngay thẳng, bộc trực, hết lòng vì nước vì dân, một người chồng chung thuỷ đầy trách nhiệm, một vị tướng, một vị Tư lệnh hết lòng thương yêu chia sẻ khó khăn với những người lính của mình . Ông là người chí công vô tư, là vị tướng tài của QĐND Việt Nam, vị tướng của lòng dân.
Hà Thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét