Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

LIÊN XÔ TÁI HIỆN

Mục tiêu thành lập một khối liên minh mới giữa các nước Liên Xô cũ để đối trọng với Mỹ và EU đã từng được ông Putin duy trì từ lâu.
Hãng thông tấn Vesti của Nga mới đây công bố một cuộc thảo luận của giới lãnh đạo Nga liên quan đến việc hội nhập các quốc gia ở Liên Xô cũ. Theo đó, Tổng thống Nga đã trình bày về mục tiêu hội nhập các nước thuộc Liên Xô cũ để tương trợ các nước này sau cuộc khủng hoảng của liên bang hợp nhất và cũng củng cố lại nước Nga. Trong cuộc thảo luận này, Tổng thống Putin đã nói rằng, sau khi Liên Xô tan rã, nhiều quốc gia mới đã “ra đời” và nếu các quốc gia này bắt đầu con đường hội nhập, thì điều này thực sự không đáng ngạc nhiên.
Trên thực tế, các quốc gia này có thể làm nhiều hơn nếu đưa họ “hội nhập Liên Xô cũ” thì điều này sẽ có lợi cho họ. Ông Putin chỉ ra rằng, các quốc gia trên thế giới đang cố gắng cải thiện khả năng cạnh tranh thông qua sự kết hợp của các lực lượng. Hầu hết các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ cũng nhận ra rằng, liên minh quyền lực sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, và hội nhập là một con đường bắt buộc.
Việc các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ tiến hành hội nhập là điều hoàn toàn tự nhiên và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Cơ sở hạ tầng của các quốc gia này trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng và truyền thông, cũng như tiếng Nga là ngôn ngữ chung, sẽ là một lợi thế vốn có của hội nhập quốc gia đã từng là một liên bang thống nhất. Những lợi thế này phải mất hàng thập kỷ, và thậm chí hàng thế kỷ để phát triển, nhưng đối với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ thì chúng đã có sẵn.
Bên cạnh đó, một điều cản trở các thành viên những nước Liên Xô cũ được hội nhập là phương Tây. Thực tế, thời gian gần đây, phương Tây thậm chí từ chối tham gia vào cuộc đối thoại với Liên minh kinh tế Á-Âu, một tổ chức đang cố gắng hội nhập kinh tế. Đây là minh chứng cho thấy các nước phương Tây không muốn thấy sự hội nhập của các quốc gia này và không muốn các đối thủ cạnh tranh nâng cao năng lực của họ.
Liên Xô tan rã đã là vấn đề của 30 năm trước, những cựu thành viên của Liên Xô này đang vượt qua nỗi sợ hãi của quá khứ và cần tiến tới phục hưng Liên Xô. Để tiến tới quá trình hội nhập lại này, Tổng thống Nga cho rằng không mở rộng mù quáng một “tập đoàn” như Liên minh kinh tế Á-Âu. Xem xét tiến trình hội nhập ở các nơi khác trên thế giới, đặc biệt là những khó khăn trong quá trình hội nhập ở châu Âu, con đường hội nhập phải được thực hiện, nhưng cần thực hiện từ từ và từng bước một.
Theo “Kênh tin tức” của Nga tiết lộ, cuộc thảo luận có liên quan đã được ghi lại vào ngày 1/10/2019, nhưng nó chưa bao giờ được công khai. Đến nay, Chính phủ Nga mới cho phép đài phát thanh Nga công bố bài phát biểu này. Giới phân tích tin rằng, “tái hiện” Liên Xô là mục tiêu hàng đầu của Tổng thống Putin để có thể vực dậy nước Nga và nhiều nước Đông Âu khác trước sức ép ngày càng mạnh mẽ của Mỹ và EU.
Sau 20 năm cầm quyền, Tổng thống Putin đã nỗ lực đặt nền móng cho vấn đề này bằng cách khôi phục lại “vinh quang Liên Xô”. Tổng thống Vladimir Putin đã nhiều lần đề cập đến mục tiêu thống nhất Liên Xô cũ và bày tỏ sự tin tưởng vào sự thống nhất của các quốc gia này. Trong Thông điệp Liên bang ngày 1/3/2018, Tổng thống Putin đã phần nào nhắc đến điều này.
Ông Putin nói hết sức chậm rãi về “nước Nga Xô Viết” – cụm từ theo ông là tương đương với Liên bang Xô Viết. "Nước Nga đã đánh mất rất nhiều, gần như tất cả. Nhưng ngày nay, sau một phần tư thế kỷ, hãy nhìn xem những gì chúng ta đang có…” – ông Putin nói một cách xúc động.
Trong hình ảnh có thể có: 4 người
Sau khi liệt kê một loạt thử thách trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội, ông Putin chuyển sang phần năng lực quân sự vừa được tăng cường của Nga. Gần như trực tiếp, ông kêu gọi cả nước gạt bỏ hoài nghi và đặt ra một nhiệm vụ hết sức “đơn giản”: Khôi phục sức mạnh Liên Xô cho nước Nga.
Tháng 9/2016, nhà lãnh đạo Nga cũng nói với các lãnh đạo đảng sau chiến thắng tại cuộc bầu cử Duma quốc gia về sự sụp đổ của Liên Xô và sự cần thiết có một cuộc cải tổ đúng đắn.
“Các bạn biết quan điểm của tôi về việc Liên Xô sụp đổ không? Lẽ ra nó không phải như vậy. Các cuộc cải tổ đáng lẽ phải diễn ra, gồm việc cải cách bản chất dân chủ”, Tổng thống Vladimir Putin nói. Tháng 2/2004, khi nước Nga tổ chức cuộc diễn tập chiến lược với sự tham gia của nhiều quân binh chủng. Trên vị trí Tổng chỉ huy cuộc diễn tập, Tổng thống Putin đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó có đoạn: “Trong thời kỳ Liên Xô, sự tồn tại của Liên Xô cùng với sức mạnh hạt nhân của mình chính là một nhân tố để ổn định sức mạnh trên toàn thế giới”. Điều này đã cho thấy, Tổng thống Putin vô cùng tự hào và đánh giá chính xác sức mạnh quân sự vĩ đại của Liên Xô, vai trò ý nghĩa lịch sử của Liên Xô với thế giới.
Trong bối cảnh thế giới đang chịu sức ép kiềm tỏa từ phương Tây như hiện nay, một mình nước Nga sẽ khó đối phó hơn rất nhiều so với tình đoàn kết của các quốc gia trong hệ thống Liên Xô. Đây có lẽ không chỉ là mục tiêu của ông Putin và bản thân các nước thuộc Liên Xô cũ cũng muốn thúc đẩy sự hội nhập của mình dưới sự điều hành của một lãnh đạo hoàn toàn khác so với Stalin.
#Lão nông tri điền Phạm Huy Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét