Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

ĐẶC KHU KINH TẾ - ĐỪNG ĐỂ LỢI DỤNG ĐỂ CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC


Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Ngày 23/5/2018, Quốc hội Việt Nam bắt đầu thảo luận về dự án Luật Đặc khu Kinh tế mới, trước khi bỏ phiếu thông qua vào cuối kỳ họp. Dự luật quy định rằng nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, nhà đầu tư có thế thuê đất với thời hạn 99 năm, thay vì chỉ 70 năm như luật hiện tại.
Sau khi dự luật này được đưa ra thảo luận, đã có nhiều ý kiến trái chiều tranh cãi về Luật đặc khu kinh tế. Và nhiều tổ chức phản động trong và ngoài nước đã triệt để lợi dụng vấn đề này để tuyên truyền rằng Đảng, Nhà nước ta đang “bán nước”.
Thứ nhất, Đặc khu kinh tế không chỉ dành cho Trung Quốc
Hầu hết, các thế lực thù địch và các đối tượng phản động trong và ngoài nước đã hướng cho dư luận hiểu rằng, dường như đặc khu kinh tế được lập ra không phải để phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mà là để cho duy nhất Trung Quốc thuê.

Đây là luận điệu cực kỳ nguy hiểm. Thực tế, Luật Đặc khu kinh tế đang hội thảo nếu được thông qua sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội và góp phần bảo vệ ANQP, bảo vệ lãnh thổ. Và các đặc khu ấy, các nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Singapore… cũng sẽ thuê với điều kiện bình đẳng như nhau với mục tiêu cả 2 bên cùng có lợi, chứ không chỉ để cho một mình Trung Quốc.
Thực tế cho thấy, đã có hàng trăm doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Anm với nhiều hình thức khách nhau, được tạo điều kiện tối đa về cơ chế, chính sách, nhất là cơ chế, chính sách về thời hạn cho thuê đất như: ập đoàn Sembcorp Industries (trước đây là SembCorp Parks Holdings) của Singapore với hệ thống các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (viết tắt là VSIP), trải dài từ nam ra bắc; Tập đoàn Central Trading & Development (CT&D) của Đài Loan với việc đầu tư quy hoạch, xây dựng Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng và Khu đô thị Nam Sài Gòn; Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc; Tập đoàn Formosa của Đài Loan (không phải của Trung Quốc).
Thứ hai, Đặc khu kinh tế không phải là khái niệm mới mẻ: Nó đã xuất hiện từ những năm 1950, và lần đầu tiên là Shannon Airport tại Clare, Ireland. Thế giới có đến 4.500 đặc khu kinh tế và họ đã đi trước lâu rồi. Hiện nay các quốc gia có nhiều khu kinh tế đặc biệt đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Bangladesh, Pakistan, Philippine, Ba Lan, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia...
Lợi ích mà đặc khu kinh tế mang lại cho đất nước là rất lớn, đó là sự phát triển kinh tế, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại, giải quyết việc làm và đóng góp quan trọng vào GDP. Một ví dụ điển hình, ngay cạnh đất nước chúng ta: trước khi trở thành đặc khu kinh tế, Thâm Quyến còn là một làng chài nhếch nhác, bẩn thỉu với khoảng 3 vạn dân. Năm 1979, sau khi quyết định biến Thẩm quyến thành “đặc khu kinh tế”. Giờ đây, Thâm Quyến là một siêu đô thị với 12 triệu dân, hơn 1.000 tòa nhà cao tầng. Năm 2016, GDP của thành phố đạt 294 tỷ USD nhiều hơn cả quốc gia Bồ Đào Nha. Đến nay, Trung Quốc đã có đến 571 đặc khu và khu kinh tế mở, đóng góp 22% GDP, thu hút 54% vốn FDI, tạo ra hơn 30 triệu việc làm...
Thứ ba, con số 70 năm hay 99 năm là thời hạn tối đa của việc giao đất hoặc cho thuê đất
Điều 32 dự thảo luật viết: "Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch UBND đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định". Có nghĩa là, con số 70 năm hay 99 năm chính là thời hạn tối đa của việc giao đất hoặc cho thuê đất, phụ thuộc vào nhiều yếu tố và quan trọng nhất là thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các quốc gia có nhiều đặc khu kinh tế, thoạt đầu thời gian cho thuê đất tối thiểu không dưới 30 năm và có cơ chế cho phép kéo dài thời gian thuê. Theo thời gian, nhìn thấy ích lợi to lớn từ các đặc khu kinh tế này nên đã kéo dài thời gian cho thuê đất lên 50 năm, hoặc 70 năm, thậm chí là 99 năm. Trong 10 nước thuộc khối ASEAN thì đã có tới 4 nước cho thuê đất 99 năm là Malaysia, Singapore, Campuchia và Brunei; Thái Lan cũng cho thuê 50 năm và được gia hạn thêm 50 năm; Việt Nam và Philippines đang trong quá trình xây dựng cơ chế tăng thời gian thuê lên 99 năm. 70 năm hay 99 năm chỉ mang tính chất “mở biên” về nhận thức pháp luật và thể hiện tính ưu đãi cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Mặt khác, thời hạn 99 năm chỉ áp dụng đối với một số dự án thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển trong đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, không là khu vực quốc phòng, an ninh và phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy, chúng ta có thể thấy thời gian thuê đất cũng chỉ là một trong các yếu tố thu hút đầu tư và việc tăng từ 70 năm lên 99 năm sẽ giúp Việt Nam có được lợi thế ngang với các nước đang đi đầu về thu hút đầu từ nước ngoài trong khu vực và trên thế giới.
Mặt khác, với số tiền hàng tỉ USD đầu tư, tất nhiên, họ không thể nào ký hợp đồng với thời hạn vài ba mươi năm chỉ để "vỗ béo" cho chủ nhà. Đối với họ, những tập đoàn tư bản kếch xù, thì lợi nhuận mới là trên hết. Do đó, trước khi quyết định xuống tay đầu tư vào bất cứ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, họ đều đã có một quá trình nghiên cứu, khảo sát dài hơi hàng chục năm về thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, về đầu tư, về lực lượng lao động và vân vân...
Vì vậy, việc chúng ta phải làm bây giờ là hoàn thiện các cơ chế và chính sách của các đặc khu để thu hút được những doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng và có uy tín, mang lại nhiều lợi ích cho người dân sống quanh khu vực và thúc đẩy sự phát triển của cả nước. Cần tỉnh táo khi tiếp nhận và chia sẻ thông tin, tránh gây hoang mang dư luận, lên mạng hay xuống đường phải đối chỉ gây rối và khiến chúng ta đi lùi một bước và thụt lại so với các nước khác trong khu vực mà thôi.
HÃY DỪNG CÁC HOẠT ĐỘNG BIỂU TÌNH VÔ BỔ ĐI MỌI NGƯỜI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét