Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

LẬP PHÁP VIỆT NAM BỊ RÀNG BUỘC BỞI Ý THỨC HỆ VÀ QUÁ KHỨ

Ngày 30/5, trang RFA tiếng Việt đăng tải bài viết “Lập pháp Việt Nam: Bị ràng buộc bởi ý thức hệ và quá khứ”. Bài viết đã trích dẫn ý kiến của luận sư Đặng Đình Mạnh và TS Ngô Trí Long xung quanh ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc sửa đổi Luật Đất Đai.
Theo đó, luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng, “Hầu như những ý kiến nên công nhận quyền tư hữu của đất đai đều bị bỏ qua. Bị bỏ qua do nó bị cản trở bởi ý thức hệ. Vì vậy rất tiếc là những lần có ý kiến sửa đổi theo hướng tiệm cận hơn với luật pháp của các quốc gia khác thì mình đều bị bỏ lỡ.” (Quan điểm của vị luật sư này là phải công nhận quyền tư hữu của đất đai).
Luật sư Đặng Đình Mạnh nói: “Việc công nhận quyền tư hữu của đất đai không làm yếu đi quyền lực của nhà nước, chính quyền. Lúc nào cũng vậy, quyền tư hữu không chỉ đất đai mà tất cả các tài sản khác luôn luôn có giới hạn, giới hạn đó do luật pháp quy định chứ không phải tư hữu là cho người ta cái quyền vô hạn không đụng đến được.”
Còn TS Ngô Trí Long thì cho rằng: “Trên thế giới không có một đất nước nào mà dựa vào nền kinh tế doanh nghiệp nhà nước mà phát triển một cách có hiệu quả cả. Nếu vẫn còn tư tưởng, suy nghĩ như vậy thì tôi nghĩ khó có thể để cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả và khả năng tụt hậu ngày càng rõ.”
Từ những phân tích, lập luận đó, luật sư Đặng Đình Mạnh quy kết, cái bóng ma ý thức hệ từ quá khứ là nguyên nhân gây ra sự bế tắc trong con đường thay đổi một chuyên chế, trong đó có Luật về đất đai. Ông ta nói: “Cốt lõi thuộc về ý thức hệ. Mà phàm thì cứ XHCN thì không thể chấp nhận được sở hữu tư nhân về đất đai.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh nói ra những điều này mà ông chẳng hề hay biết rằng, pháp luật đâu chỉ là vấn đề pháp lý đơn thuần mà còn là vấn đề chính trị, liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền và Nhà nước.
Pháp luật và chính trị luôn là vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào thì chính trị thể hiện ở đường lối, chính sách, cương lĩnh của các tổ chức, đảng phái, trong đó đường lối của đảng cầm quyền cũng như đường lối chính trị có ý nghĩa chỉ đạo trong việc xây dựng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Ngược lại, pháp luật lại làm cho đường lối, chính sách của đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước, của các tầng lớp giai cấp khác, cho nên chính trị là sự biểu thị các mối quan hệ giai cấp. Vì vậy, trong mối quan hệ với chính trị, pháp luật vừa là biện pháp, phương tiện để thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và cũng vừa là hình thức biểu hiện của chính trị.
Mối liên hệ giữa chính trị và pháp luật thể hiện tập trung nhất trong quan hệ với đường lối chính sách của đảng cầm quyền với pháp luật của nhà nước. Pháp luật thể chế hóa đường lối, chính sách của đảng cầm quyền tức là làm cho ý chí của đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước. Đường lối chính sách của Đảng có vai trò chỉ đạo nội dung và phương hướng phát triển của pháp luật. Sự thay đổi trong đường lối chính sách của Đảng cầm quyền sớm hay muộn cũng dẫn đến sự thay đổi trong pháp luật.
Không có văn bản thay thế tự động nào.
Pháp luật thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền, ngược lại đường lối chính sách của Đảng cầm quyền có vai trò chỉ đạo nội dung và phương hướng phát triển của pháp luật. Nói cách khác, bản chất của hệ thống pháp luật của một quốc gia thể hiện bản chất của nhà nước. Ở nước ta, bản chất Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Bởi vậy, pháp luật nhà nước ta là pháp luật xã hội chủ nghĩa, phản ánh ý chí, nguyện vọng và bảo vệ cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc.
Việc xây dựng pháp luật ở nước ta đều hướng tới mục tiêu đó. Đất đai là thuộc sở hữu toàn dân, đó là điều không phải bàn cãi. Ấy thế nhưng, một số người luôn rêu rao và muốn thay đổi điều này, họ muốn tư hữu về đất đai, cao hơn nữa là tư hữu hóa nền kinh tế, đa nguyên về kinh tế và đa nguyên về chính trị nhằm rộng đường cho sự chuyển hóa thể chế chính trị ở nước ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét