“Mỹ sẽ điều hạm đội 7 đến bãi Tư Chính”
Đó là câu nói được cho rằng là của Đô đốc, tư lệnh hạm đội 7, cũng là hạm đội mạnh nhất hải quân Hoa Kỳ G. Sawyer. Dĩ nhiên, câu nói này chưa được xác thực nhưng việc Hoa Kỳ “đánh tiếng” ở một mức độ nào đó quan tâm đến xung đột tại bãi Tư Chính của Việt Nam là có thật.
Và con dân Việt Nam mừng ra mặt, ơ thế mà mừng cái gì?
Năm 1974, khi quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc nổ súng xâm lược, quân lực hạng 4 và hải quân hạng 3 thế giới không dám bay, không dám xuất tàu chỉ vì “Mỹ quan ngại gia tăng xung đột” hay đúng hơn là người Mỹ đã thỏa thuận cho phép Trung Quốc tấn công Hoàng Sa, đổi lại Mỹ nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc trong vấn đề Liên Xô, Đông Âu. Những phi cơ bị cấm bay mặc dù đã chuẩn bị tất cả. Bấy giờ, hải quân và không quân VNCH được cho rằng mạnh áp đảo Trung Quốc và gần như “chấp” toàn bộ ASEAN.
Hay như năm 2012, bãi cạn của anh bạn Philippines cũng “đôi chủ”. Mỹ vẫn im lặng mặc dù trước đó cam kết sẽ “đồng hành vĩnh viễn cùng đồng minh Philippines”.
“Ơ thế hóa ra là “cú lừa” à?”
Hay lại như tòa án quốc tế Hà Lan chỉ nói mồm ăn đẫy 10 triệu USD tiền án phí của Philippines kèm theo một tuyên bố “thắng cuộc”. Và rồi anh bạn phương Bắc vẫn ngông nghênh “bố lại sợ tòa án của tụi mày quá”.
Nói vui chút, chỉ cần một tàu tên lửa của hải quân Việt Nam cũng đủ để “làm gỏi” toàn bộ hạm đội của hải quân Philippines.
Nếu cư dân mạng Việt Nam đọc được những dòng mà người dân Philippines nhắn gửi đến Việt Nam, các bạn có lẽ sẽ nổi da gà. Họ nói rằng người Việt Nam đáng nhẽ nên tự hào về hải quân Việt Nam.
“Họ là nước duy nhất tại châu Á dám, sẽ và không ngại đối đầu với hải quân Trung Quốc, họ mới thực sự dũng cảm”
“Họ là quốc gia từng bị Trung Quốc chiếm đóng gần 1000 năm, bị Mỹ đánh gần 30 năm, bị Pháp đô hộ cả trăm năm. Nhưng chưa bao giờ họ chùn bước, lịch sử đã dạy họ trở thành những chiến binh có một không có hai. Chúng ta hổ thẹn trước họ”
“Ngư dân họ đánh bắt tận Indonesia, Úc và sang cả Ấn Độ vẫn thấy có lực lượng bảo vệ, còn chúng ta đi xa khỏi bãi biển 30km cũng đã nghĩ đây không phải là Philippines rồi”.
“Tàu cá của họ bị húc, họ cứu. Tàu cá của ta bị húc, họ cũng ứng cứu. Họ dường như có mặt mọi nơi tại Biển Đông”
Chúng ta không thể “bốc” đất nước từ chỗ này sang chỗ kia được.
Cũng không thể nhờ vả một quốc gia nào giải quyết hộ vấn đề của mình được.
Bản thân một quốc gia không tự giải quyết được vấn đề của nước mình, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền, thì đất nước đó không xứng đáng có được độc lập, không xứng đáng có được tự do.
Bãi Tư Chính là chủ quyền của Việt Nam, nó không thuộc Trường Sa và càng không phải là vùng đất có tranh chấp.
Nếu Mỹ đưa quân vào Biển Đông, Trung Quốc càng có cái cớ để họ điều thêm lực lượng vào Hoàng Sa hay Trường Sa. Lực lượng này sẽ không phải cảnh sát biển, hải giám mà sẽ là hải quân. Với động thái nhanh éo cần thiết của Mỹ, Trung Quốc sẽ biến “vùng đất không xung đột” thành “xung đột”, biến “nơi không có tranh chấp” thành “tranh chấp”.
Thế giới biết đến một Việt Nam sòng phẳng trên bàn đàm phán với Mỹ, Pháp, Trung Quốc. Thế giới biết đến Việt Nam “bất cần đời” trước gần 150 thành viên Liên Hợp Quốc trong vấn đề Khơ Me Đỏ. Việt Nam đâu có ngại ai và thực ra việc gì phải sợ. Họ gần như đều bị chúng tôi đánh bại rồi – Ông Nguyễn Cơ Thạch nói.
Việc gì phải cúi mình trước những kẻ bại tướng?
Chỉ duy nhất trên thế giới này có một quốc gia làm được như vậy.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của chiến tranh và hệ quả của nó cũng chính là giá trị của Hòa Bình.
Philippines, Thái Lan, Singapore, Indonesia… sẽ không hiểu cái giá Việt Nam đã phải trả để đường hoàng hiên ngang sống giữa đất trời. Việt Nam chưa bao giờ và sẽ không bao giờ cần một hiệp định “trao trả độc lập”. Hàng triệu người Việt đã ngã xuống để có thể ngồi sòng phẳng tại Genève và Paris. Các cường quốc thế giới đã phải hạ mình cúi đầu chấp nhận đầu hàng hoặc rút quân vô điều kiện khỏi cái dải đất chữ S này.
“Chúng tôi đã làm được những cái việc mà người ta cho rằng: Không làm được. Một cái việc là tưởng như là huyền thoại nhưng mà nó thành sự thật. Nhưng phải chứng tỏ rằng nếu mà có sự quyết tâm lớn. Không gì quý hơn độc lập, tự do.” – Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Biển Đông sẽ còn sóng dữ.
Chúng ta sẽ không thể hiểu hay biết hết những gì đang diễn ra ngoài kia.
Chúng ta sẽ không thể rõ đang có những hy sinh lớn lao gì ở nơi đầu sóng ngọn gió.
Từ đáy lòng mình, nghiêng mình và nguyện cầu mong mọi điều tốt đẹp nhất đến các chiến sĩ, cán bộ, nhà báo ngoài kia.
Chia sẻ bài viết nếu thấy hay ạ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét