Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Chủ nghĩa Mác – Lênin không phải là kinh thánh mà là một phương pháp, là kim chỉ nam hành động, chúng ta học chủ nghĩa Mác – Lênin cốt là nắm lấy tinh thần và phương pháp để ứng xử với con người và công việc”.
Đọc hàng trăm, hàng nghìn quyển sách mà như học vẹt thì cũng vô ích. Bác gọi lý luận như mũi tên, thực tiễn như cái đích. Người đưa đạo đức vào lý luận. Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống lý luận, ý thức hệ. Bác nói chủ nghĩa Mác – Lênin còn là đạo đức. Cho dù có thuộc làu làu chủ nghĩa Mác-Lênin mà ăn ở với nhau không có tình, có nghĩa thì sao gọi là Mác – Lênin được. Khi Lênin mất, Người đánh giá rất cao Lênin không chỉ là trí tuệ mà còn là tấm gương đạo đức tiêu biểu của một vị lãnh tụ.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức học thực hành, chủ yếu bằng tấm gương, nêu gương mà Bác chính là một chủ thể văn hóa. “Văn hóa là cái gì còn lại sau khi đã quên đi tất cả” – một nhà tư tưởng đã nói như vậy. Nghĩa là giá trị văn hóa phải có sức sống bề bỉ, có sức làm tổ trong tâm hồn con người.
Bác luôn luôn nghiêm khắc với chính mình, bao dung độ lượng với người khác, độ lượng tới mức vĩ đại. Trong khi ở đời, chúng ta không làm đúng như vậy thậm chí là ngược lại: dễ tha thứ cho chính mình và hẹp hòi với người khác. Ta cũng thường hay trốn tránh trách nhiệm, còn Bác, Bác nhận trách nhiệm về mình, Bác xin lỗi trước quốc dân đồng bào. Bác nói: Tôi xin lỗi đồng bào vì đã không dạy bảo cán bộ đến nơi đến chốn, nên cán bộ làm bậy, để dân oán, dân ghét. Nhà thơ Xuân diệu đã từng miêu tả:
“Trên đầu tóc Bác sương ghi
Chắc đôi sợi cũng bạc vì chúng con”.
Văn hóa- đạo đức Hồ Chí Minh – NXB Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét