Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Sự thật câu “miền Bắc nghèo đói nhưng lại đi giải phóng miền Nam hùng mạnh, giàu có”

Nỗi thống khổ lớn nhất của kiếp nhân sinh chính là lòng thù hận, chính nó đã biến một số kẻ từng theo chế độ cũ bất chấp luân lý thường tình hòng đổi trắng thay đen, cố huyễn hoặc về một bộ xương khô đã nằm gọn trong mả từ hơn 44 năm nay.
Lâu nay những kẻ chống cộng cực đoan ở hải ngoại và một số kẻ lười lao động nhưng thích hưởng thụ ở trong nước đang cố tuyên truyền về cái gọi là “sự hùng mạnh, giàu có của VNCH”; chúng thường rêu rao rằng “kinh tế của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đứng thứ nhì châu Á, chỉ đứng sau Nhật Bản, nếu VNCH thắng trận thì bây giờ kinh tế Việt Nam đứng ở top đầu châu Á, chỉ kém Nhật Bản; còn Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan… không thể sánh bằng”.
Lão chăn bò cho rằng, những vẫn đề thuộc về lịch sử thì cần phải được nhìn nhận đúng với bản chất vốn có của nó, không ai có thể thay đổi được lịch sử cả! xin có đôi lời luận giải vấn đề này như sau:
Trước tiên cần khẳng định rõ rằng, ngụy Sài Gòn chỉ là những kẻ tay sai, bù nhìn, đ.á.n.h thuê cho người Hoa Kỳ; mục đích duy nhất của họ là phục vụ cho việc x.â.m l.ư.ợ.c Việt Nam của người Mỹ; do người Mỹ dựng lên và phục tùng tuyệt đối ý chí của người Mỹ. Với bản chất như thế, cho nên cái gọi là “sự hùng mạnh, giàu có của VNCH” thực chất chỉ là chiêu trò tự to son, trát phấn cho mình của các thế lực thù địch, bọn c.h.ố.n.g cộng c.ự.c đoan mà thôi
Ngược dòng lịch sử để thấy rằng: từ năm 1954 đến 1975, VNCH nhận hơn 26 tỷ USD viện trợ của Mỹ (khoảng 197,6 tỷ USD theo thời giá năm 2015), trong đó khoảng 10 tỷ USD viện trợ kinh tế, 16 tỷ USD viện trợ quân sự, ngoài ra còn các viện trợ khác…
Con số chi tiêu trực tiếp của hơn 500 nghìn quân Mỹ và hàng chục nghìn binh lính đồng minh tại miền nam Việt Nam trong hơn 20 năm. Người Mỹ từng đổ tiền vào miền Nam hơn 160 tỷ USD (khoảng 1.216 tỷ USD theo thời giá năm 2015). Trong khi đó, từ năm 1954 đến 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) được viện trợ xấp xỉ 7 tỷ USD (khoảng 53 tỷ USD theo thời giá năm 2015), bao gồm hơn 3,5 tỷ USD viện trợ quân sự.
Cho nên mấy kẻ vẫn biện hộ rằng, VNCH sụp đổ vì VNDCCH được viện trợ nhiều hơn, cần đối diện với sự thật là từ năm 1954 đến 1975, VNCH được viện trợ gấp gần bốn lần so với viện trợ mà VNDCCH đã nhận. Đơn cử năm 1974, theo ước tính của CIA, viện trợ quân sự của Mỹ cho VNCH là 1,7 tỷ USD, gấp hơn bốn lần viện trợ VNDCCH đã nhận cùng năm là 409 triệu USD, chưa kể trong cùng năm, Mỹ còn dành 657 triệu USD viện trợ kinh tế cho VNCH.
Thu nhập quốc dân của VNCH chưa bao giờ vượt quá hai tỷ USD/năm, nhưng trong 5 năm cuối cùng của chiến tranh Việt Nam (1971-1975), Mỹ đã viện trợ hơn 2 tỷ USD/năm. Vì thế, 65% thu nhập của VNCH là từ viện trợ của Mỹ, số tiền này chủ yếu để chi tiêu chính phủ, nhập hàng hóa tiêu dùng. Đáng nói, viện trợ không được sử dụng làm vốn đầu tư cho phát triển, bởi bản chất vấn đề là ở chỗ: khi Mỹ sử dụng viện trợ để nắm chặt yết hầu, chi phối mọi hoạt động, thì một chế độ bù nhìn muốn tự cường cũng không thể thực hiện.
Sự thật câu “miền Bắc nghèo đói nhưng lại đi giải phóng miền Nam hùng mạnh, giàu có”
Sự thật thì chính quyền VNCH chưa bao giờ đặt mục tiêu ích nước, lợi dân làm tiêu chí hàng đầu, cơ bản cho chế độ, mà chỉ trông chờ vào viện trợ của Mỹ. Như trong cuốn Vietnam, the ten thousand day war (Việt Nam, cuộc chiến mười nghìn ngày) xuất bản tại London (Luân Đôn) năm 1982, tác giả M.McLear (M.Mắc-lia) dẫn lời của Nguyễn Văn Thiệu: “Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Độc Lập”.
Tự thân câu nói cho thấy thực chất “hùng mạnh, giàu có của VNCH” là gì. Tờ Công luận ngày 1-9-1968 xuất bản tại Sài Gòn, đã chua chát nhận xét: “Người Việt Nam sẽ sa vào một tấm t.h.ả.m k.ị.c.h, đó là t.h.ả.m k.ị.c.h không tự nuôi sống mình được. Chỉ trông vào hàng hóa, lúa gạo nhập cảng, thì sợ có ngày vì cái ăn, cái mặc mà phải sa vào cảnh tự sát của một quốc gia”.
Sau khi Hiệp định Paris được ký tháng 1-1973, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam; viện trợ cho VNCH cơ bản bị cắt giảm và chi phí của người Mỹ ở VNCH cũng giảm theo. Khi “bầu sữa mẹ” không còn dồi dào như trước, nền kinh tế của VNCH nhanh chóng lâm vào khủng hoảng trầm trọng: chỉ trong năm 1973, sản xuất nông nghiệp giảm đến 20%; hàng loạt xí nghiệp phải đóng cửa vì nguyên, vật liệu khan hiếm và giá cao; 750 nghìn người sống bằng lương của Mỹ bị mất thu nhập…
Các thống kê cho biết, đến tháng 9-1973, ở miền nam có hai triệu người thất nghiệp, 50% số này sống ở Sài Gòn. Chỉ trong năm 1973, số người ăn xin ở Sài Gòn tăng gấp hai lần so các năm trước, lạm phát gia tăng với tốc độ chóng mặt khiến kinh tế càng suy sụp. Để cứu vớt một chế độ vốn đã ốm yếu đang tiếp tục suy kiệt, chính quyền VNCH đã phải đặt ra nhiều thứ thuế nhằm tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, trong năm tiếp theo, khi viện trợ của Mỹ đã giảm xuống mức rất thấp thì tình hình còn bi thảm hơn nữa.
Xin mượn lời của Thượng nghị sĩ J.F Kennedy (J.F Ken-nơ-đi, sau là Tổng thống Mỹ) đã từng phát biểu vào ngày 1-6-1956 để kết thúc bài viết: “Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta chủ tọa lúc nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó… Đó là con cái của chúng ta – chúng ta không thể bỏ rơi nó, chúng ta không thể không biết tới các nhu cầu của nó”!
Thế đấy, VNCH giàu có và hùng cường là thế! Hãy nhìn những gì cộng sản đã làm được cho dân tộc này để thấy rằng; một dân tộc muốn thực sự hùng cường là một dân tộc biết đứng vững trên đôi chân của chính mình, biết đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một sức mạnh của nội lực, sức mạnh thật sự của lòng tự tôn dân tộc và phẩm giá của chính dân tộc đó chứ không phải là ngồi chờ sung rụng, sống bằng nguồn viện trợ của nước khác.
Sống như VNCH thì chẳng khác gì loài rông rêu ăn bám, loài ký sinh trùng./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét