Tôi gọi bà ấy là “Bộ trưởng” vì cho đến hôm nay, sau hơn 3 tháng khi bà ấy rời nhiệm sở, “ghế nóng” Bộ trưởng vẫn chưa có ai ngồi, chưa có ai thực sự vượt qua được cái bóng của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến sau hơn 8 năm bà làm Tư lệnh ngành Y.
Hôm nay mọi người nhắc nhiều đến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – một lãnh đạo tâm huyết, mẫn cán trong những ngày Việt Nam phòng, chống dịch, và cũng có những người nhớ đến Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến – người đã xây dựng, đặt nền móng rất vững chắc cho thành công của y tế Việt Nam hôm nay.
Dĩ nhiên, trong nhiệm kỳ của mình, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng không tránh khỏi những “th.ị phi” – ghế Bộ trưởng, Tư lệnh ngành Y xưa nay không dễ ngồi, và chính Bộ trưởng cũng thừa nhận khi rời ghế rằng “Bản thân tôi bị t.hị phi!”. Đến hôm nay, khi Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến rời nhiệm sở, khi dịch Covid-19 đang hoành hành, khi thị phi đã không còn, người ta lại nhớ đến những thành tựu của ngành y do 1 nữ Bộ trưởng gây dựng!
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến là “Bộ trưởng hành động”. Bà có 1 nhiệm kỳ làm thứ trưởng, 8 năm làm Bộ trưởng. 13 năm gắn bó với ngành Y, Bộ trưởng đã tạo nên 1 bước ngoặt, tạo nên những thay đổi nhất định, kéo ngành Y ra khỏi sự trì trệ, quan liêu.
Người ta nói “Lương y như từ mẫu”, và chính Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã làm được tốt điều ấy. 13 năm trên cương vị lãnh đạo, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã khiến thái độ của cán bộ y tế cải thiện rõ rệt. Chỉ số PAPI 2018 cho thấy, tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ y tế tại các bệnh viện công tăng 76%. Tổ chức Sáng kiến Việt Nam phỏng vấn 3.000 người nhà bệnh nhân sau khi ra viện 2 tuần cho kết quả hài lòng lên tới 80%. Thực tế tại nhiều bệnh viện, khu vực ngoại trú, khám bệnh giảm từ 12-14 bước xuống còn 4-8; giảm trung bình 48,5 phút/lượt khám bệnh. Từ đó đã tiết kiệm được trung bình 27,2 triệu ngày công lao động/năm cho xã hội. Có 1 sự thật là hiện nay bệnh nhân đi khám không còn phải “xếp lốt” lấy số đứng chờ lâu như trước. Ngành y tế đang dần điện tử hóa nhiều thủ tục nhanh gọn và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Đó là tư duy y tế 4.0 của Bộ trưởng Tiến.
Nhớ lại thời điểm Bộ Y tế quyết định tăng giá dịch vụ y tế – một trong những quyết định gây tranh cãi nhất trong 8 năm nhiệm kỳ của Bộ trưởng Tiến. Đó là một quyết định đầy dũng cảm và bản lĩnh, nhưng là một quyết định có cơ sở.
Cái mà Bộ trưởng Kim Tiến làm được, là tăng viện phí đi đôi với tăng chất lượng dịch vụ và phổ cập bảo hiểm y tế cho người nghèo. Nhưng vào thời điểm tăng viện phí, người ta chưa nhìn thấy tăng chất lượng, chưa nhìn thấy bảo hiểm có chạy tốt không. Nên người dân có nghi ngờ, đặt câu hỏi, thậm chí phản đối quyết liệt. Đương nhiên họ sợ, nếu nhỡ may viện phí tăng rồi mà chất lượng không tăng, bảo hiểm không chạy thì lúc đó sẽ là th.ả.m h.ọ.a. Nhưng mọi thứ gần như ngược lại suy nghĩ của họ, ngược lại những “thị phi” mà những người “ghét” Bộ trưởng Tiến g.ieo rắc.
Thực tế, giá thấp song hành với chất lượng thấp diễn ra không chỉ trong y tế, mà còn cả giáo dục, năng lượng, nước sạch, giao thông công cộng, hạ tầng giao thông… Và để cải thiện những lĩnh vực này, như y tế đã làm được bước đầu, thì quyết định tăng giá luôn phải được đưa ra cùng với một kế hoạch tỷ mỉ, kín kẽ và minh bạch về việc tăng chất lượng và trợ cấp người nghèo. Thêm một điều kiện cần nữa là có các chính khách dũng cảm, bản lĩnh, dám làm – tôi thấy tất cả những điều đó ở Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến!
Ngày hôm nay, khi Việt Nam đang kiểm soát tốt Covid-19, có lẽ người nên được cảm ơn chính là Bộ trưởng Kim Tiến, 13 năm công tác quản lý, 8 năm tư lệnh ngành y, rút kinh nghiệm sâu sắc từ dịch Sars năm 2003, Bộ trưởng Kim Tiến đã xây dựng nên 1 nền y tế bài bản, hiện đại cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị, y tế Việt Nam dần theo kịp các nước phát triển về nhiều mặt. Cùng các cộng sự của mình, Bộ trưởng Tiến xây dựng nên 1 hệ thống y tế dự phòng tốt về mọi mặt, kéo dài đến tận cơ sở, làm tiền đề vững chắc cho công cuộc chống dịch thành công hôm nay.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã xây dựng được 1 nền y tế mà ở đó người bệnh là trung tâm của sự chăm sóc, ở đó y bác sỹ được đào tạo bài bản, có trình độ rất cao, có thực tiến rất phong phú, ở đó có cơ sở vật chất ngày càng khang trang, hiện đại. Ở đó, người nghèo, người cận nghèo, gia đình chính sách có điều kiện được tiếp cận miễn phí với bảo hiểm y tế – điều mà hiện nay đến nước Mỹ còn đang tranh cãi. Bảo hiểm y tế len lỏi vào đời sống xã hội, san sẻ đáng kể gánh nặng cho gia đình người bệnh, chi trả 100% cho người bị nhiễm Covid-19… đó là di sản của 8 năm tư lệnh ngành y mà Bộ trưởng Kim Tiến để lại và hôm nay, nó đang phát huy tác dụng trước dịch bệnh nguy hiểm. Hàn Quốc hơn 600 ca mắc, Nhật Bản gần 200 ca và Việt Nam đã khống chế ở con số 16 – hiện chưa ghi nhận thêm con số mới.
Bộ trưởng Kim Tiến có một quá trình công tác “nhiều tranh cãi”, nhưng không ai có thể phủ nhận những đóng góp to lớn của bà với y tế Việt Nam hiện đại. Nữ chính khách Việt Nam không nhiều, nhưng một khi họ đã cất bước thì nơi nào họ bước tới nơi ấy có tiếng vang!
Cảm ơn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét