Ngày 26/3, ngày Thành lập Đoàn TNCS Đông Dương, nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trở thành ngày vô cùng ý nghĩa với lớp lớp các thế hệ trẻ Việt nam. Vai trò của Thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã được chứng minh, khẳng định qua suốt chiều dài lịch sử của Đất nước.
Ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, trong những năm tháng bôn ba đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn coi trọng vai trò của Thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong phần phụ lục nhan đề Gửi Thanh niên Việt Nam trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp Người đã tha thiết kêu gọi: “Đông Dương đáng thương hại. Người sẽ nguy mất nếu đám Thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh”. Vì vậy vai trò của Thanh niên luôn được Người quan tâm xây dựng. Khi những điều kiện chuẩn bị cho việc thành lập một tổ chức cách mạng đã sẵn sàng, tháng 6/1925 Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội đã được thành lập. Ngay lúc đó Người đã lập nhóm TNCS làm nòng cốt cho Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Lúc đầu mới chỉ có 9 đồng chí, cuối năm 1926 đã lên đến 26 đồng chí, trong đó có các đồng chí như: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong…những người thanh niên đã góp phần xương máu của mình tô đỏ cho cho mầu cờ của Tổ quốc. Rồi khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, công tác Thanh niên trong nước đã xuất hiện ở nhiều nơi. Ban đầu là ở Nhà máy Xi măng và trường Trung học Bon- Nam (nay là trường Ngô Quyền, Hải Phòng). Chi bộ thanh niên nhà máy xi măng lúc bấy giờ có 10 đoàn viên, ra báo bí mật, lấy tên là Tia lửa. Trong phong trào Xô viết Nghệ tĩnh, tổ chức Thanh niên phát triển mạnh.
Cuối tháng 3/ 1931, trong Nghị quyết của Hội nghị TW Đảng lần thứ 2 họp tại Sài Gòn nhấn mạnh: “…Tổ chức ra TNCS Đoàn là nhiệm vụ để thâu phục một bộ phận quan trọng của giai cấp vô sản, là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết. Do đó Đảng phải chủ trương thống nhất các tổ chức TN thành Đoàn TNCS Đông Dương nhằm thu hút TN phấn đấu cho lý tưởng Cộng sản Chủ nghĩa.Vì vậy năm 1931 dù từ nước ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư cho TW Đảng, nhắc nhở việc thống nhất nhanh chóng các tổ chức Thanh niên. Và từ đây Đoàn TN phát triển rộng khắp các tỉnh thành. Đến tháng 4/1931, riêng ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã hình thành các Tỉnh ủy Đoàn, Huyện ủy Đoàn khá hoàn chỉnh… Lúc này đã có khoảng 2000 đoàn viên. Từ tháng 5/1936 khi Đảng ra hoạt động công khai và thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương thì cùng năm đó, Đoàn TN Dân chủ được thành lập, trên cơ sở Đoàn TNCS Đông Dương.
Hội nghị TW lần thứ 8 (tháng 5/1941) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc triệu tập tại Cao Bằng, đã thành lập Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc. Ngày 20/4/1941 Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam thành lập. Đây chính là lực lượng chiến đấu xung kích trong thời kỳ vận động chuẩn bị cho cách mạng tháng 8.
Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1946 – 1954, biết bao đoàn viên TN cứu quốc đã hi sinh anh dũng như Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Cù Chính Lan… Sau hòa bình lập lại, trong phiên họp vào tháng 9/1955, Bộ Chính trị TW Đảng đã chủ trương đổi tên Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam. Đây là lực lượng đầu tàu, xung kích trong công cuộc xây dựng CNXH với kiểu khẩu hiệu “Sống, chiến đấu theo gương những người cộng sản”. Thế rồi đến ngày 2/9/1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh người lãnh tụ thiên tài, Vị cha già kính yêu của dân tộc, người Bác kính yêu của thế hệ trẻ Việt Nam, qua đời. Ban chấp hành TW Đảng họp phiên bất thường và quyết định: “ Đoàn TNLĐ Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong, Đội Nhi đồng tháng 8 được mang tên Bác”. Từ đây đoàn ta mang tên Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh. Trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhiều thế hệ trẻ ở cả hai miến Nam Bắc đã dành chọn đời mình cho sự nghiệp Cách mạng Việt Nam. Viết lên trang sử sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cùng với các tổ chức khác, tổ chức toàn dân tộc làm nên thắng lợi vẻ vang năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Giữa tháng 12/1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 4 họp định ra đường lối chung và đường lối xây dựng CNXH trong cả nước… sửa đổi điều lệ Đảng và bầu ra BCH TW mới. Đảng đổi tên là Đảng CS Việt Nam và Đoàn đổi tên thanh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Nhiều thập kỷ đã trôi qua, biết bao thế hệ TNVN đã nối vòng tay lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang của Đoàn, tuyệt đối trung thành với sự lãnh đạo của Đảng… hết lòng phục vụ nhân dân. Dũng cảm trong chiến đấu, luôn học tập lao động hết mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đoàn ta đã được mang những cái tên khác nhau, trong những thời kì khác nhau. Để mỗi thời kỳ phù hợp với mỗi nhiệm vụ mang tính lịch sử. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xứng đáng là đội hậu bị, là cánh tay đắc lực của Đảng, là tổ chức của những người Cộng sản trẻ tuổi, có sức khỏe, có lí tưởng, có nhiệt huyết để cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Cuối tháng 3 nǎm 1931, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệu tập Hội nghị toàn thể lần thứ hai tại Sài Gòn, dưới sự chủ toạ của Tổng bí thư Trần Phú. Hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách và tǎng cường thành phần công nhân trong Đảng. Cũng tại Hội nghị này, nhận thấy vai trò của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng nên đã đề ra quyết định "Cần kíp tổ chức ra Cộng sản thanh niên Đoàn" và chỉ thị cho các tổ chức Đảng ở các địa phương quan tâm đến việc xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên. Từ đó Đoàn TNCS Đông Dương ra đời. Qua các giai đoạn của Cách mạng, tổ chức này trải qua các tên gọi như: Đoàn thanh niên dân chủ, Đoàn thanh niên phản đế, Đoàn thanh niên cứu quốc, Đoàn thanh niên lao động và ngày nay là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Cùng đất nước, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình. Từ ngày 23 đến ngày 25-5-1961, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đoàn lấy ngày 26-3, một ngày trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương tháng 3-1931 làm kỷ niệm thành lập đoàn.
Lịch sử ra đời của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.
Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở.
Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:
Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét