Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

1 NĂM XẢY RA VỤ VIỆC Ở ĐỒNG TÂM

Vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm đã xảy ra đúng gần 1 năm và đây vụ việc này là một trong những chủ đề được dư luận, cộng đồng mạng bàn tán xuyên suốt thời gian qua. Và sau đó những người dân nhận ra việc giữ người là trái pháp luật và ngược lại, lãnh đạo Thành phố Hà Nội cũng nhận ra rất nhiều vấn đề của thành phố qua vụ việc tại Đồng Tâm.
Cùng điểm lại một số sự kiện liên quan đến vụ việc này.
Về nguồn gốc xảy ra ở Đồng Tâm có thể coi bắt nguồn từ năm 1980 khi Bộ Quốc phòng được giao xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn 3 xã của huyện Chương Mỹ và xã Đồng Tâm. Đến năm 2014, Bộ Quốc Phòng có quyết định giao đất cho Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) tiếp nhận, quản lý, sử dụng vào công trình quốc phòng A1, trong đó có 46 ha thuộc xã Đồng Tâm. Đây là khu đất đồng Sênh, nơi người dân canh tác hàng chục năm qua. Họ muốn thành phố làm rõ trắng, đen ranh giới đâu là đất nông nghiệp, đâu là đất quốc phòng và khi thu hồi cần có giấy tờ cụ thể. Trong khi đó, thông tin từ chính quyền Hà Nội lại cho rằng, do sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương nên người dân đã "lấn chiếm, sử dụng, xây dựng công trình trên đất quốc phòng", người dân đã có đơn thư khiếu tố lên huyện, thành phố. Từ cuối năm 2016, tình hình tại xã Đồng Tâm trở nên nóng bỏng khi hoạt động giải phóng mặt bằng diễn ra ở đồng Sênh trong sự phản đối của người dân.
Vụ việc lên đến đỉnh điểm vào ngày 15/4 khi Công an Hà Nội bắt 4 công dân Đồng Tâm để điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng tại xã liên quan đến giải tỏa đất ở đồng Sênh. Hành động này vấp phải sự phản ứng dữ dội của người dân bởi trong số đó có cụ Lê Đình Kình (82 tuổi), người có tiếng nói và ảnh hưởng lớn đối với dân làng Hoành (Đồng Tâm). Ông Kình có hơn 60 năm tuổi Đảng, nguyên là Bí thư đảng ủy xã. Sau khi ông Kình và những người khác bị đưa đi, một số công dân Đồng Tâm đã đập phá ôtô. 38 người (gồm cán bộ huyện Mỹ Đức, chiến sĩ công an, cảnh sát cơ động) bị người dân giữ trong nhà văn hóa thôn Hoành. Ngay sau đó, người dân tự cô lập bằng cách phong tỏa các lối vào thôn. Họ lập các chốt chặn bằng gạch, đá, cây gỗ lớn, dây thép gai, thậm chí cả tủ lạnh, bàn ghế cũ. Những hàng rào tự chế này chắn ngang đường đi, chỉ để lại một lối nhỏ vừa đủ để xe máy chật vật lách qua. Cùng lúc, dân làng phân công nhiều người, chủ yếu là nam thanh niên canh gác ở các chốt và đường làng nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của người lạ. Nhiều cán bộ huyện Mỹ Đức xuống hòa giải hay nhà báo đến đưa tin cũng bị người dân giữ lại.
Ngày 16/4, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chính thức phát thông tin liên quan đến vụ việc người dân giữ cán bộ, chiến sĩ cảnh sát ở xã Đồng Tâm. Một ngày sau, người dân thôn Hoành cho biết họ đã trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Hà Nội.
Đến ngày 18/4, Công an Hà Nội cho biết người dân Đồng Tâm đã thả 15 cảnh sát cơ động và 3 người tự giải thoát. Đồng thời, 4 người dân Đồng tâm bị bắt trước đó đã được thả, riêng cụ Lê Đình Kình vẫn nằm viện điều trị (nguyên nhân sau đó được chính ông Nguyễn Đức Chung công khai là bị “ném lên ôtô”). Cùng ngày, Thường trực Thành ủy Hà Nội thông tin việc phân công ông Chung chủ động tiếp xúc, đối thoại và giải quyết bức xúc của người dân.
Đến ngày 19/4, ông Nguyễn Văn Chiến, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn Thành phố Hà Nội đã về gặp gỡ dân Đồng Tâm. Cùng lúc, nhiều đại biểu Quốc hội lên tiếng, đề nghị Chủ tịch UBND Hà Nội lập tổ công tác đối thoại với người dân.
Chiều 20/4, ông Nguyễn Đức Chung có mặt tại Mỹ Đức để đối thoại với người dân Đồng Tâm. Ba chiếc xe khách đỗ bên ngoài thôn cùng giấy mời được gửi về tận các xóm cuối cùng chỉ đón được một số lãnh đạo chủ chốt của xã lên “họp”. Cùng ngày, Hà Nội đã công bố quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn (nằm trên địa giới xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức) và thời gian thanh tra 45 ngày
Ngày 21/4, người dân thả Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỹ Đức. Họ nói lời xin lỗi, viết tâm thư trình bày lý do dẫn đến hành vi sai trái và mong được Chủ tịch thành phố “dang tay cứu vớt”.
Sáng sớm ngày 22/4 người dân thôn Hoành xã Đồng tâm đã dọn dẹp đường làng ngõ xóm, sau 7 ngày “cố thủ” bằng các chướng ngại vật….nút thắt được mở ra, khi cờ đảng, cờ tổ quốc vẫn được người dân trang trọng treo dọc đường làng ngõ xóm, Cờ và hoa, biểu ngữ xuất hiện ngày càng nhiều trên tay người dân, cùng niềm vui hân hoan rạng rỡ của họ, khi được chào đón ông Chủ tịch TP và đoàn công tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt, thật ‘trớ trêu’ nhưng lại rất cảm động, đầy tính nhân văn, lẫn cả tình người và đã có nhiều giọt nước mắt chảy dài trên má. bởi sự kết thúc có hậu đến không ngờ này và toàn bộ cán bộ chiến sĩ đã được người dân thả ra.

Đến sáng ngày 7/7/2017, UBND Thành phố Hà Nội đã tổ chức công bố “Dự thảo kết luận thanh tra toàn diện về đất đai khu vực sân bay Miếu Môn”, trong đó, có đất đai nằm trên địa giới xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Đoàn thanh tra của UBND thành phố Hà Nội đã xem xét 47 đơn khiếu nại của người dân xã Đồng Tâm, xem xét đề nghị của tất cả các bên có liên quan và hoàn thành việc thanh tra trong 42 ngày (tính đến ngày 21-6-2017). Đoàn Thanh tra có 15 ngày chuẩn bị báo cáo tổng hợp và đến ngày 7/7/2017, dự thảo báo cáo được công bố.Theo đó, quá trình thanh tra đã xác định toàn bộ khu vực đất đai được quy hoạch xây dựng sân bay Miếu Môn nằm trên đất đai các xã Trần Phú (huyện Chương Mỹ) và Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức), trong đó có 64,11 ha thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng. Sự xác định này dựa trên toàn bộ hồ sơ về đất đai khu vực này được thiết lập từ ngày 14/4/1980 theo Quyết định số 113/TTg của Thủ tướng Chính phủ và việc kiểm tra toàn bộ 57 mốc giới bằng bê tông cốt thép trên thực địa vẫn còn nguyên vị trí. . Báo chí kền kền nước ngoài như BBC, RFA, VOA… cũng không bỏ qua cơ hội trời cho này để chống lại chính sách quản lý đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đòi VN phải đi theo chính sách tư hữu về đất đai như các nước tư bản mới không có Đồng Tâm, Văn Giang, Dương Nội… Thậm chí nhóm cụ Kình ký hợp đồng pháp lý với nhóm luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải với hy vọng lật ngược thực tế. Đến nay thì cả dàn luật sư này đã im như thóc. Nghe nói Trần Vũ Hải ngay sau hôm có Dự thảo Kết luận thanh tra đã thuê người về Đồng Tâm đo đất, đã đánh bài lờ tịt, không dám lên tiếng trước công luận về vụ Đồng Tâm nữa
Ngày 01/9/2017, trong quá trình UBND xã Đồng Tâm tổ chức hội nghị bàn về việc xây dựng con đường từ thôn Hoành đến thôn Mít, một số đối tượng trong “Tổ đồng thuận”, như: Lê Đình Công, Nguyễn Thị Nối, Lê Đình Toàn, Lê Thị Hoan, Nguyễn Văn Tuyển và 10 người dân tụ tập tại khu vực sân UBND xã chửi bởi, lăng mạ cán bộ, sau đó tự ý kéo vào hội nghị, gây rối, đòi khôi phục trả lại chức Trưởng, Phó thôn Hoành và tuyên bố “làm đường mà không có ai giám sát thì không được làm”.
Đến ngày 03/9/2017, các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” đã kích động người dân xã Đồng Tâm, tiếp tục tụ tập lên tiếng “đấu tranh chống tham nhũng, đồng thời đưa ra tuyên bố “Từ ngày 3/9/2017 nhân dân xã Đồng Tâm tuyên chiến với bọn tham nhũng, giặc nội xâm; sẵn sàng đổ máu ổtể giữ bang được đất của nhân dân ta. Kẻ nào từ chính quyên, công an đến quân đội vào cướp đất sẽ bị tan xác. Thà mất tất cả xã Đồng Tâm, còn một người cũng quyết chiến đến cùng”. Hiện nay, hàng ngày, “Tổ Đồng thuận” vẫn duy tri người thay phiên nhau trực tại “Nhà Cộng đồng”, trồng một số tre, chuối trên đất xâm chiêm nhằm ngăn cản các cơ quan chức năng. Và liên tiếp thời gian vừa qua, những kẻ đội lốt dân chủ cũng như những thành phấn chống đối trong “Tổ đồng thuận” cũng đã có những hoạt động kích động người dân Đồng Tâm phản đối lại các đường lối, chính sách của chính quyền Hà Nội liên quan đến việc giải quyết đất đai ở Đồng Tâm cũng như xử lý những kẻ quá khích xảy ra vụ việc ở Đồng Tâm.
Vậy nhưng thực tế cho thấy rằng hơn ai hết, chính người dân Đồng Tâm mong muốn chính quyền sớm xử lý những kẻ chủ mưu, cầm đầu, trả lại bình yên và xóa đi tai tiếng cho dân làng Đồng Tâm. Chỉ có cái xấu và cái ác mới tìm đến nhau, đồng lõa với nhau và thường núp dưới mỹ từ “chống tham nhũng”, “bảo vệ quyền lợi”, “đấu tranh dân chủ”, … Một năm sau khi xảy ra vụ việc “có một không hai” ở Đồng Tâm chúng ta cũng thấy rằng một sự thật không thể phủ nhận đó là tình quân và dân không bao giờ bị chia cắt trong thời chiến và hiện nay thời bình, trong bối cảnh đặc biệt tình cảm sắt son giữa người chiến sĩ Công an nhân dân, những người cán bộ với người dân là không bao giờ thay đổi! Và với những kẻ lợi dụng vụ việc này để chống phá chắc chắn cũng sẽ phải trả giá, xử lý nghiêm minh trước pháp luật./.
Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét