1- Nhiệm vụ bất khả thi.
Trong cương lĩnh tranh cử để trở thành tổng thống thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ông Donald Trump có đặt ra một trong các nhiệm vụ đối ngoại quan trọng là hợp tác với Nga để giải quyết hòa bình vấn đề Syria và cải thiện quan hệ Mỹ - Nga vốn đã dần trở nên băng giá từ thời Barack Obama làm tổng thống Mỹ. Nếu thoạt nhìn đơn giản thì nhiệm vụ này khá dễ dàng. Bởi ISIS đã bị đánh từ hai phía và đứng trước nguy cơ sụp đổ. Còn đối tác Nga thì cũng sẵn sàng hợp tác với Mỹ để giải quyết vấn đề Syria như Tổng thống Nga Vladimir Putin và các quan chức cao cấp Nga ở Điện Kremlin đã nhiều lần tuyên bố.
Ngày 1-4-2018, Donald Trump tuyên bố sứ mệnh của Mỹ và liên quân trong cuộc chiến chống ISIS ở Trung Đông đã kết thúc và Mỹ sẽ rút quân đội khỏi Iraq và Syria. Nhiều người đã vui mừng. Nhưng những người thận trọng cho đây là lời tuyên bố hiểu “Cá tháng Tư” mặc dù biết rằng đối với các nguyên thủ quốc gia thì “nhất ngôn hữu phát, tứ mã nan truy”. Và sự việc đã diễn ra đúng như vậy. Chỉ 8 ngày sau, trong cuộc họp Hồi đồng An ninh quốc gia Mỹ, cơ quan tối cao về chiến lược quốc phòng và đối ngoại của Mỹ, Donald Trump đã quay ngoắt 180 độ. Ông ta tuyên bố sẽ tấn công quân sự vào các cơ sở quốc phòng của Syria với cái cớ quân đội Syria đã sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công phiến quân ở Đông Ghouta. Tại sao vậy ?
Tuy nhiên, những ai am hiểu tình hình chính trị nước Mỹ đều có thể thấy rằng đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng, thậm chí là bất khả thi. Xem xét chính sách đối ngoại của những người tiền nhiệm chức vụ tổng thống Mỹ, chúng ta đều thấy tổng thống Mỹ không thể quyết định những điều mà họ muốn. Thậm chí kể cả Quốc hội Mỹ cũng không thể quyết định được. Thậm chí trong nhiều trường hợp, Cơ quan lập pháp tối cao của Mỹ còn bị chia năm sẻ bảy. Tại sao lại như vậy ?
2- Từ tấm gương tày liếp của những người tiền nhiệm...
Trong lịch sử nước Mỹ, đã có tới hàng chục vụ mưu sát tổng thống Mỹ, trong đó có hai người đã bỏ mạng là Abraham Lincoln và John Fitzerald Kennedy. Abraham Lincoln được cho là bị nhóm Liên minh Meryland trừ khử vì mục tiêu đầu tiên của nhóm này bắt cóc ông để đòi quân đội miền Bắc thả tù binh trong cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865). Nhưng nguyên nhân thật sự của vụ ám sát này là Abraham Lincoln đã ban hành bản tuyên ngôn xóa bỏ chế độ nô lệ vào ngày 22-2-1863 (ngày 19-2-1863 lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật này), giải phóng cho các nô lệ da đen nói riêng và da màu nói chung ở Mỹ. Kẻ thủ ác trong vụ ám sát đã bị quân dội Mỹ tiêu diệt 10 ngày sau đó nhưng kẻ chủ mưu tì không bao giờ bị phát giác.
Gần một thế kỷ sau, nước Mỹ và thế giới chứng kiến một tổng thống Mỹ “cứng đầu” dám một mình chống lại mafia và bị “cho về với chúa”. Đó là John F. Kennedy. Trong số các lý do để tổng thống thứ 35 của nước Mỹ bị “ăn đạn” có hai lý do quan trọng. Thứ nhất là John F. Kennedy đã cho ban hành tờ Dollar quân đội có màu đỏ dùng để chi tiêu trong quân đội Mỹ (thường được gọi là tờ “đôn đỏ”). Điều này thách thức sự độc tôn của đồng Dollar do FED phát hành, là đòn đánh vào giới tài phiện ngân hàng Mỹ khi họ muốn thao túng ngân sách quân sự. Ngoài ra, đòn Dollar đỏ này còn nhằm kiểm soát tài chính đối với toàn bộ bộ máy chiến tranh của Mỹ cũng như các tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ vốn nổi tiếng là tham nhũng, móc ngoặc, làm giàu trên xương máu binh lính Mỹ và các nạn nhân của các dân tộc bị Mỹ xâm lược, trong đó có các nạn nhân Việt Nam. Thứ hai là John F. Kennedy đã tỏ ra “trùng trình”, “trì hoãn” đối với việc đưa lục quân Mỹ tham chiến tại Việt nam để ”giải quyết dứt điểm” cuộc chiến như Mỹ đã làm ở Triều Tiên những năm 1950-1953. Cũng như vụ ám sát Abraham Lincoln, kẻ thủ ác bị tiêu diệt nhưng kẻ chủ mưu thực sự thì không bao giờ được lôi ra ánh sang.
Năm 1974, thế giới và nước Mỹ chứng kiến một vụ “ám sát chính trị không tiếng súng”. Đó là vụ hạ bệ tổng thống thứ 37 của nước Mỹ là Richars Milhous Nixon. Mặc dù đạt được thành công vang dội trong việc ký Thông cáo chung Thượng Hải với Trung Quốc và Hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược giai đoạn 1 (SALT-1) với Liên Xô nhưng Richarrd Nixon đã phạm ba sai lầm có tính chiến lược. Thứ nhất là cú “xù nợ” vào ngày 15-8-1971 khi ông ta tuyên bố bãi bỏ khả năng chuyển đổi Dollar thành vàng và chỉ thanh toán cho các chủ nợ Tây Âu có vàng gửi ở FED bằng dầu mỏ. Cùng với tuyên bố này, giới tài phiệt Mỹ còn buộc tội Richard Nixon đã không tích cực bảo vệ đồng minh Israel, để cho quân đội Ai Cập thu hồi lại bán đảo Sinai và tái kiểm soát kênh đào Suez chiến lược nối Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương. Thứ hai là dù chia rẽ được quan hệ Xô – Trung (thực chất nguyên nhân chủ yếu là do mâu thuẫn trong quan hệ song phương giữa hai bên) nhưng chính quyền Richard Nixon đã để cho Trung Quốc giành được ghế của Đài Loan tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Điều này làm cho Mỹ lâm vào khó khăn khi xử lý các vấn đề toàn cầu. Thứ ba là với việc ký Hiệp định Paris 1973, tuy thực hiện được lời hứa rút Mỹ ra khỏi Chiến tranh Việt Nam, đưa con em Mỹ (tù binh và binh lính) về nước cũng như tạo ra cơ hội để đưa hài cốt binh sĩ Mỹ chết trận ở Đông Dương được hồi hương nhưng Mỹ đã lâm vào nguy cơ để mất một khu vực chiến lược quan trọng là Biển Đông, dù có rơi vào tay Liên Xô hay Trung Quốc thì cũng thế thôi. Những “tội lỗi” này của Richard Nixon đã động chạm rất mạnh đến quyền lợi của các nhóm tư bản tài phiệt Mỹ, từ dầu mỏ cho đến công nghiệp chế tạo vũ khí và tài chính. Và ông ta buộc phải ra đi nếu không muốn theo gót “J.F.K”. Vụ nghe trộm điện thoại ở khách sạn “Watergath” chỉ là cái cớ, là cái vỏ ngoài để che giấu sự thật bên trong.
Sự thật đó là “Nhà nước Mỹ hiện hữu” gồm Quốc hội, Chính phủ, Tòa án chỉ là cái vỏ bên ngoài. Còn những thế lực thực sự nắm quyền ban hành chính sách, pháp luật và điều hành đối nội, đối ngoại ở Mỹ mà “Nhà nước ngầm” có trụ sở tại phố Wall. Những tổng thống Mỹ “cứng đầu” dám cưỡng lại cái “Nhà nước ngầm” ấy đều phải ra đi. Nhẹ thì cho từ chức. Nặng thì ăn một vài phát đạn vào đầu, vào ngực. Đó là một “Nhà nước mafia” lớn nhất hành tinh trái đất.
3- … Đến vụ cháy ở Trump Tower.
Lời tuyên bố ngày “Cá tháng Tư” của Donald Trump về việc chấm dứt sứ mệnh chống ISIS ở Trung Đông lập tức vấp phải sự phản ứng của giới quân sự Mỹ ở Lầu Năm Góc cũng như trong quân đội Mỹ mà rất nhiều người trong số đó nắm giữ những cổ phần không nhỏ trong ngành công nghiệp quân sự Mỹ. Phát biểu tại Viện nghiên cứu hòa bình Mỹ tại Washington, tướng Joseph Votel, Tư lệnh Bộ Chỉ huy trung tâm (CENCOM) của quân đội Mỹ ở Trung Đông và Bắc Phi, khẳng định quân đội Mỹ sẽ tiếp tục ở lại Syria trong tương lai (ít nhất là ở miền Đông Bắc Syria, bên tả ngạn song Euphrat). Còn Brett McGurk, đại diện cấp cao của Bộ ngoại giao Mỹ tại Liên minh chống IS thì tuyên bố: “IS vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn và đây chưa phải là thời điểm rút quân khỏi quốc gia Trung Đông này. Chúng tôi ở Syria để chống IS và sứ mệnh đó vẫn chưa kết thúc”.
Một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố ý định chấm dứt sứ mệnh chống IS của Mỹ ở Syria và Bắc Iraq, Tòa tháp Trump (Trump Tower), tài sản của gia đình Tổng thống Mỹ bốc cháy lúc 18 giờ ngày 7-4-2018. Toàn bộ tầng thứ 50 của tòa tháp chìm trong khói lửa. Trong lúc dập lửa, lính chữa cháy New York tìm thấy xác một cụ già 67 tuổi trong một căn hộ. 4 lính cứu hỏa bị thương. Đây là lần thứ hai “Trump Tower” bị “bà hỏa” hỏi thăm. Lần trước, vụ cháy xảy ra ở tầng 58 vào ngày 8-1-2018, ngay sát trước thời điểm Mỹ đưa ra tuyên bố hoan nghênh CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc giảm nhiệt mâu thuẫn nhưng Mỹ vẫn giữ quan điểm sẵn sàng sử dụng vũ khí khi cần. Lần đó người ta cho rằng nguyên nhân cháy là chập điện. Không biết lần này có lại là do chập điện hay không nhưng thật khó tin với nền công nghiệp hiện đại, hệ thống giám sát điện tử hiện đại như Mỹ mà lại xảy cháy do chập điện.
Điều đáng chú ý là vụ cháy xảy ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ đã điều hành cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia với các tướng lĩnh quân đội Mỹ và các lực lượng đặc biệt để đánh giá tình hình về các hoạt động đang diễn ra của Mỹ ở Syria. Tại cuộc họp này, Tổng thống Donald Trump nói rằng ông muốn quân đội Mỹ rút khỏi Syria. Nhưng giới quân sự đã không tán thành quan điểm này của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Họ còn cảnh báo ông này rằng nếu tổng thống rút quân khỏi Syria thì “mọi việc sẽ rất xấu”.
Từ đó, có thể nhận định về nguyên nhân thật sự của sự quay ngoắt 180 độ của Donald Trump đối với tình hình Syria. Từ chỗ muốn quân đội Mỹ rút khỏi Syria, Donald Trump đã ra lệnh triển khai tàu khu trục mang tên lửa hành trình USS Donald Cook tới Đông Địa Trung Hải. Theo sau là hạm đội tàu sân bay USS Harry Trumann. Một lần nữa, “Nhà nước ngầm” Mỹ đã “gí súng vào đầu tổng thống nhà nước bù nhìn mà Hiến pháp Mỹ mặc định là tổng thống của chính họ. Với vụ cháy “Trump Tower” lần thứ hai, cái "nhà nước mafia" lớn nhất hành tinh ấy muốn cảnh cáo tổng thống Mỹ rằng: Ông ta phải chọn một trong hai giải pháp. Nếu ông ta phê chuẩn kế hoạch tiếp tục chiến tranh ở Syria của Lầu Năm Góc thì sẽ được yên thân. Còn nếu ông ta vẫn quyết định rút quân thì sẽ nhận lãnh hậu quả. Và chúng ta có thể đoán biết được hậu quả đó nếu Donald Trump cứ khăng khăng đối đầu với cái “Nhà nước mafia ngầm” ấy.
Bản chất của nhà nước Mỹ là như vậy cho dù nó không bao giờ thể hiện ý nguyện của nhân dân Mỹ mà chỉ thể hiện ý nguyện của một nhóm nhỏ giới tài phiệt Mỹ ở phố Wall. Điều đó lý giải tại sao Mỹ là nước có năng lực hàng đầu thế giới trong việc tạo ra những nhà nước bù nhìn bởi chính bản thân nhà nước Mỹ hiện tại cũng là một nhà nước bù nhìn, nó hành động theo sự giật day của "Nhà nước ngầm Mỹ" (đúng hơn là nhà nước ngầm toàn cầu có trụ sở ở phố Wall và chi nhánh lớn nhất (đúng hơn là Bộ chỉ huy ở nước ngoài) nằm ở Tel Aviv.
4- Bài học cảnh giác cao độ từ Triều Tiên và Việt Nam.
Cho dù quân đội Syria với sự giúp đỡ của quân đội Nga đã giành được những thắng lợi có tính chiến lược trên các chiến trường từ Aleppo đến Palmyra, từ Die Ez Zor đến Đông Ghouta thì như thường thấy: “Khi những con thú dữ bị dồn đến chân tường đó chính là lúc những con thú dữ ấy trở nên nguy hiểm nhất”. Với tư duy bom đạn quyết định tất cả chứ không phải là con người, đồng thời để kiếm chác lợi nhuận thông qua chiến tranh, những thế lực diều hâu hiếu chiến ở Mỹ và phương Tây đã và sẽ không từ bỏ bất kỳ một thủ đoạn chiến tranh tàn bạo nào trước khi buộc phải chấp nhận thất bại và chấm dứt cuộc chiến.
Trước khi phải ký Hiệp định Bàn Môn Điếm để mở đường cho ngừng bắn (chứ chưa phải là một hiệp định hòa bình) trong Chiến tranh Triều Tiên, đế quốc Mỹ đã huy động 52 lần chiếc máy bay chiến lược B-29 ném bom hủy diệt thủ đô Bình Nhưỡng. Theo báo cáo của viên đại tá William F. Dean thuộc Bộ tư lệnh không quân Mỹ, 18/22 thành phố ở Bắc Triều Tiên đã bị hủy diệt quá nửa, trong đó có Bình Nhưỡng.
19 năm sau, tại Việt Nam, trước khi buộc phải ký kết Hiệp định Paris 1973 chấm dứt chiến tranh, lập laiji hòa bình ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đã huy động 197 máy bay ném bom chiến lược B-52 (chiếm 50% số máy bay B-52 của không quân Mỹ) và hơn 1.200 máy bay chiến thuật của không quân và hải quân mở chiến dịch tập kích đường không Linerbacker II, đánh phá hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng và nhiều thành phố ở miền Bắc Việt Nam. Chỉ tính riêng tại Hà Nội, các cuộc ném bom tàn bạo của không quân Mỹ trong 12 ngày đêm cuối tháng Cạp năm 1972 đã làm chết 2.380 dân thường, làm bị thương 1.355 người khác. Tờ báo “Sao và Vạch” của quân đội Mỹ ra ngày 6-1-1973 đã nhận xét: “Nếu tính số bom ném trong một ngày thì số lượng bom ném xuống Hà Nội trong Chiến dịch Linerbacker II tương đương với số bom ném xuống nước Đức trong những tháng cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Những xét theo diện tích bị ném bom có đường chéo dưới 100 dặm thì có thể nói là chưa bào giờ có nhiều bom được ném xuống một khu vực hẹp như thế”.
Cuộc chiến đấu chính nghĩa của quân và dân Syria với sự giúp đỡ của quân dội Nga chắc chắn sẽ thu được thắng lợi quyết định. Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Syria chắc chắn sẽ được tái xác lập và bảo vệ. Tuy nhiên, chủ nghĩa đế quốc luôn lên cơn điên loạn trước mỗi thất bại. Nắm được quy luật này nên Tổng thống Nga, Tổng tư lệnh quân đội Nga Vladimir Putin đã hạ lệnh đặt quân đội vào tình trạng sẵn sang chiến đấu cao nhất, bao gồm cả lực lượng hạt nhân để đối phó với “cơn điên loạn” của Mỹ và phương Tây. Cảnh giác không bao giờ là thừa !
Ảnh: Tình hình chiến sự ở Đông Ghouta cuối tháng 3-2018
Bài: Fb Nguyễn Minh Tâm
TIN GIỜ CHÓT: Douma, thành trì cuối cùng của phiến quân JAI ở Đông Ghouta đã sụp đổ. Donald Trump đã phải bất ngời dịu giọng với Nga./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét