Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

30/4 VÀ MƯU ĐỒ CỦA NHỮNG KẺ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ

Cứ mỗi khi gần đến ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), những kẻ từng ở bên kia chiến tuyến và mong muốn ở bên kia chiến tuyến với lòng thù hận lại tìm mọi cách để xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc sự thật và ý nghĩa lịch sử của sự kiện này.
Lâu nay chúng ta đã quá quen với những luận điệu kiểu như “30/4 là ngày quốc hận”, “ngày tang thương nhất trong lịch sử Việt Nam”, “kiếp nạn”, “40 năm quá đủ”… Đằng sau những luận điệu đó là ý đồ nhằm xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật lịch sử hòng làm sai lệch về cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Năm nay cũng vậy, gần đến ngày 30/4 những luận điệu kiểu như “43 năm quá đủ”, “30/4 là ngày siêu thảm họa”… liên tiếp được xuất hiện. Thậm chí, có những kẻ còn đang cố tình gieo rắc sự dối trá, xuyên tạc rằng, chiến tranh Việt Nam thực chất là một cuộc “nội chiến”, “huynh đệ tương tàn” và Hoa Kỳ không phải là đế quốc xâm lược Việt Nam.
Trong bài viết “Hoa Kỳ không phải là đế quốc xâm lược Việt Nam” trên blog “Dân làm báo”, kẻ có tên “Thảo Dân” xuyên tạc rằng: “Thực ra Hoa Kỳ không huy động đến mức tối đa sức mạnh của quân đội, không hề giội bom xuống hầu hết các phố phường, làng mạc, trường học Việt Nam. Hoa Kỳ giội bom miền Bắc chỉ để làm áp lực buộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trở lại bàn đàm phán; số thương vong cao chỉ chứng tỏ mức độ ác liệt của chiến tranh; ở Mỹ Lai, lính Mỹ đã cố tình giết hàng trăm dân thường. Nhưng vụ thảm sát ấy không phải là chứng cớ Hoa Kỳ xâm lược...”.
Còn tên linh mục cẩu nô Nguyễn Ngọc Nam Phong, trong thông báo “Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình” tại Nhà thờ Thái Hà vào tối ngày 29/4 đã ngậm miệng phun ra những lời độc địa rằng: “Những người “ở bên thắng cuộc” lại tiếp tục hoan hỷ mừng vui trên những đau thương của cuộc chiến với những lễ hội kỷ niệm tưng bừng. Những người ở “bên thua cuộc”, tiếp tục mang nỗi mặc cảm thua cuộc, cùng với những vết thương chưa bao giờ liền sẹo, nhức nhối. Có thể nói rằng, đất nước Việt Nam đã thống nhất 43 năm, nhưng kỳ thực, chưa bao giờ, người Việt thống nhất về nhân tâm, vẫn còn đó sự chia rẽ vùng miền, đảng phái chính trị, tôn giáo; vẫn còn đó những kỳ thị giữa “bên thắng cuộc” và “bên thua cuộc”; vẫn còn đó thái độ cha chú hay thói kiêu ngạo của những người cộng sản; và trên tất cả là cuộc chiến ý thức hệ giữa hai bên “Quốc gia” và “Cộng sản - vốn là nguyên nhân của cuộc chiến hai miền Nam Bắc kéo dài hơn 20 năm, nay vẫn đang tiếp tục chưa có hồi kết thúc. Tóm lại, chúng ta vẫn chưa vượt qua được quá khứ. Mảnh đất Mẹ Việt Nam vẫn đang bị con dân đất Việt tranh chấp, xâu xé từng ngày”...
Sự kiện 30/4/1975 có lẽ không cần phải nói nhiều, bởi với mỗi người dân Việt Nam yêu nước chân chính, chiến thắng 30/4 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Với mỗi người Việt Nam, ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử trọng đại. Đó là ngày mà chiến tranh dần đi vào dĩ vãng, đất nước sạch bóng thù xâm lược, hoà bình trở lại trên toàn cõi Việt Nam. Đó là ngày đoàn tụ: Non sông thu về một mối, Bắc - Nam liền một dải từ địa đầu Lũng Cú đến chót mũi Cà Mau. Vĩ tuyến 17 ngang dòng sông Bến Hải chỉ còn là di tích lịch sử một thời…
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ngoài trời
Về ý nghĩa của chiến thắng 30/4, xin được trích lời của vị Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp: “Trong quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, ba cái mốc chói lọi bằng vàng: Tổng khởi nghĩa tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng mùa xuân 1975, đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kì tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”.
Vậy nhưng, những kẻ mang dã tâm xuyên tạc, bôi lem lịch sử vẫn luôn tìm cách làm sai lệch, méo mó về sự kiện này. Có lẽ chúng đang nghĩ và hy vọng rằng “một điều dù dối trá, dù phi lý đến đâu nhưng nếu được lặp đi lặp lại hàng nghìn lần thì sẽ được nhận thức như là một chân lý”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét