Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

Phê phán luận điểm Đảng Cộng sản Việt Nam không thể chống tham nhũng, suy thoái

Luận điểm Đảng Cộng sản không thể đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái thành công với những suy diễn chủ quan, võ đoán thực chất là luận điệu xấu của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội nhằm gieo rắc tâm lý hoang mang, mất niềm tin của nhân dân.
Để có nhận thức khách quan, khoa học về vấn đề này, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) của Đảng, chống suy thoái chính trị, tư tưởng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”,  trân trọng giới thiệu bài viết của PGS, TS Vũ Như Khôi, Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự - Bộ Quốc phòng.
Kết quả hình ảnh cho quyết tâm chống tham nhũng
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và các nghị quyết Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng - chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Lợi dụng tình hình dư luận xã hội đang bức xúc về tệ nạn tham nhũng, suy thoái của một số cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ các vị trí lãnh đạo cơ quan chính quyền, quản lý kinh tế; công tác xây dựng Đảng, ngăn chặn đẩy lùi tham nhũng, suy thoái của Đảng còn không ít hạn chế, khuyết điểm, dẫn đến kết quả chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đặt ra, một số người đã tung ra luận điểm “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái thành công”.
 Luận điểm này chỉ là lẻ tẻ của một số người và chỉ dựa trên mấy luận chứng chủ quan, võ đoán như: Tham nhũng, suy thoái là căn bệnh kinh niên của chế độ độc đảng cầm quyền; vì xã hội ta thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng, suy thoái thành công; đã nhiều lần phát động chống tham nhũng, suy thoái nhưng đều không thành công, tệ nạn lại càng gia tăng... Từ đó, họ kết luận cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể thành công.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái có thành công hay không phải dựa trên những chứng cứ lịch sử, lại phải có cách đánh giá khách quan, toàn diện, dự báo đúng chiều hướng phát triển của tình hình. Quốc gia nào cũng vậy, trong mỗi thời điểm đều do một đảng cầm quyền. Khi đảng nào cầm quyền thì người đứng đầu và các chức vụ quan trọng của chính quyền nhà nước đều do người của đảng đó đảm nhiệm; đường lối, chủ trương của đảng cầm quyền sẽ chi phối đường lối, chính sách của quốc gia. Dù là chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm quyền thì nạn tham nhũng, suy thoái vẫn thường xảy ra, kể cả các nước phát triển có hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh, có trình độ quản lý kinh tế, xã hội cao.
 Điều quan trọng hơn hết là đảng nào có mục tiêu vì nước, vì dân, giáo dục, quản lý tốt cán bộ, đảng viên, thì có thể hạn chế đến mức thấp nhất nạn tham nhũng, suy thoái, không gây nên những tiêu cực lớn đối với xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền, cán bộ, đảng viên của Đảng tuyệt đại đa số đều là những nhà cách mạng tự nguyện từ bỏ lợi ích bản thân, xả thân chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Nhiều tấm gương hy sinh oanh liệt của các nhà lãnh đạo Đảng, các cán bộ, đảng viên, mãi mãi lưu danh trong lịch sử vẻ vang của Đảng như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Hoàng Văn Thụ,…
Tuy nhiên ngay từ đó, trong cuộc đấu tranh lưu huyết một sống, một chết dưới ách thống trị tàn bạo của chính quyền thực dân phong kiến cũng đã có những người không chịu nổi thử thách gian nguy, tự rời bỏ hàng ngũ cách mạng, thậm chí đầu hàng địch, phản bội cách mạng. Những người thiếu kiên trung với cách mạng, có biểu hiện dao động, cầu an đã bị đào thải. Nhưng đó chỉ là những trường hợp cá biệt. Đảng không vì thế mà yếu đi. Đảng càng trong sạch và ngày càng phát triển vững mạnh, được các tầng lớp nhân dân tin tưởng, tôn vinh vai trò lãnh đạo và tình nguyện chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng...
Thời chiến, khi mâu thuẫn dân tộc lên cao độ, mọi người đều dồn tâm lực vào việc đánh giặc cứu nước, được Bác Hồ và Đảng giáo dục, rèn luyện nên tuyệt đại bộ phận tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên ra sức phấn đấu hoàn thành chức trách, nhiệm vụ, xứng đáng là những người cách mạng chân chính. Trong hai cuộc chiến tranh giải phóng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thật sự xứng đáng là đội tiên phong cách mạng lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, đánh thắng hai tên đế quốc lớn mạnh, giành độc lập tự do, thống nhất cho quốc gia dân tộc.
Trong kháng chiến, đảng viên cộng sản là những người tiên phong nhận nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm, chấp nhận hy sinh bản thân mình để giành thắng lợi cho cách mạng. Họ đã trở thành những anh hùng bất tử, nêu tấm gương sáng cho bộ đội và nhân dân noi theo quyết chiến quyết thắng với quân thù. Khi đó, cũng có một số người phạm vào tội lỗi tham ô, lãng phí, quan liêu. Chủ tịch Hồ Chí Minh lên án, gọi đó là “giặc nội xâm”, là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến. Tội lỗi đó làm hại đến tính mệnh và tài sản của nhân dân, làm mất thanh danh, uy tín của Đảng và Nhà nước.
Những kẻ phạm tội đó, dù ở cương vị nào cũng phải đem ra xét xử theo đúng pháp luật để đề cao phép nước. Bản án tử hình dành cho Giám đốc Nha Quân nhu Trần Dụ Châu về tội lợi dụng chức quyền nhận hối lộ, tham ô, sa đọa, thể hiện sự nghiêm minh của Đảng, Chính phủ trong thực thi pháp luật. Chính vì sự tự giác nêu gương của cán bộ, đảng viên và việc Đảng, Nhà nước xử lý không khoan nhượng đối với những người phạm tội với cách mạng, với nhân dân, đã khiến cho Đảng trong sạch vững mạnh, lãnh đạo kháng chiến thắng lợi.
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, biết bao cán bộ, đảng viên Quân đội ngày đêm ở nơi xa xôi biển đảo, biên cương canh giữ chủ quyền đất nước; nhiều cán bộ, đảng viên Công an dũng cảm chiến đấu trên mặt trận thầm lặng, giữ gìn an ninh chính trị và cuộc sống yên bình cho nhân dân; những cán bộ, đảng viên trực tiếp sản xuất vất vả trong nhà máy, trên đồng ruộng; những cán bộ, đảng viên lao động trí óc ngày đêm miệt mài nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung, không tính toán thiệt hơn, không đòi hỏi sự ưu ái cho riêng mình. Đó là những bằng chứng lịch sử minh chứng cho đánh giá của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII: “Nhìn một cách tổng thể, trong suốt quá trình xây dựng, trưởng thành và lãnh đạo cách mạng, Đảng ta xứng đáng là lực lượng lãnh đạo. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ và vị thế như ngày nay. Đó là kết quả sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự hy sinh quên mình và đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ, đảng viên”.
Như vậy, từ thực tế nền chính trị các quốc gia trên thế giới và lịch sử chế độ chính trị Việt Nam thời hiện đại đã chứng tỏ chế độ một đảng cầm quyền không phải là nguyên nhân sinh ra tệ nạn tham nhũng, suy thoái trong xã hội. Vấn đề dân chủ trong xã hội, đây là một vấn đề lớn, không một quốc gia nào dám tự coi là đã thực hiện một cách hoàn hảo. Mỗi quốc gia, dân tộc thực hiện dân chủ xã hội tùy thuộc vào tình hình chính trị - xã hội, sự hoàn thiện  hệ thống pháp luật, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc và trình độ dân trí…/. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét