Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC: “TRÍ THỨC CÔ ĐƠN” HAY MỘT TÊN KHÙNG

Chuyện Paul Nguyễn Hoàng Đức, một cựu sỹ quan an ninh, từng công tác tại cục A16 – BCA bỏ ngành Công an để nhập đạo trở thành tín đồ đạo Công giáo có lẽ nhiều người đã biết. Trong bài tự sự về chuyện này, Đức đã nói khá chi tiết, từ việc bị thu hút bởi Giám mục Nguyễn Văn Thuận (say này là Hồng y Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Ủy ban Công lý & hòa bình trực thuộc Tòa thánh Vatican, người gọi Ngô Đình Diệm bằng cậu ruột), và cả hành trình “làm con Thiên chúa”: “Năm 1987, ông có dịp gặp ĐHY F.X Nguyễn Văn Thuận lúc đang bị giam cầm để học tiếng Pháp. Sau gần hai năm học cùng ngài, ông được khai sáng Đức Tin Thiên Chúa. Một thời gian sau khi ĐHY được trả tự do sau 13 năm giam giữ bất công, ông Đức cũng từ bỏ ngành công an và chính thức trở thành con cái Chúa vào dịp lễ phục sinh 2003.
Tôi được ông gửi tặng bản photo viết tay này trong lần gặp ở Hà Nội vào tháng ba vừa rồi. Câu chuyện này đã giúp tôi gia tăng thêm Đức Tin cả về lý trí lẫn linh hồn. Một câu chuyện tuyệt vời, sống động mà tôi muốn đánh máy lại để chia sẻ cùng các bạn, những người yêu mến Chúa như một món quà tặng gửi các bạn trong tuần Thánh và những ngày Phục Sinh sắp tới.
Tôi viết bài này để chia sẻ và hiệp thông cùng cảm ơn Cố Hồng y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận trong niềm hân hoan còn tươi dấu cuộc khai sinh lần hai, khi sinh làm con Thiên Chúa trong nước rửa tội và thần khí thiêng liêng, đúng dịp lễ Phục sinh, thứ bảy, ngày 19 tháng 4, năm 2003”.
Mới đây câu chuyện về Đức tiếp tục được xới lại trong một bài viết của một người có tên Tánh Linh trong
Hội Văn Khoa.

Nếu như trong phần tự sự, Nguyễn Hoàng Đức đã hé mở gần như hoàn toàn chân dung con người “quá khứ” của mình thì những điều được Tánh Linh chia sẻ sẽ giúp cho những ai quan tâm về “chân dung một trung úy an ninh của Cộng Sản trở về với Chúa” thấy rõ hơn tính thực tại của một con người. Nhưng cái khó trong lần tiếp cận này là Tánh Linh cùng lúc đề cập đến hai người (một người theo đạo công giáo là Nguyễn Hoàng Đức, còn người theo Phật giáo được dấu tên); sự lẫn lộn trong cách hành văn khiến bất cứ ai theo dõi cũng rất khó để nhận ra đâu là tính cách, là nhân dạng của một trong hai người.
Nhưng may thay khi phần chú thích cuối bài viết, tác giả có lưu ý một đoạn ngắn riêng về Nguyễn Hoàng Đức: “(*) Tôi gọi anh là “trí thức cô đơn giữa Hà thành”, bởi anh là một người rất khác biệt về cá tính và suy nghĩ so với hầu hết phần còn lại, bởi anh đang sống một mình, bởi anh đang muốn xây dựng một “khung trời tư tưởng riêng”… bằng văn chương và triết học của mình. Tất nhiên không phải cứ muốn là được, nhưng ít nhất thì anh ấy cũng có “một ước mơ””. Và cũng chỉ cần có thể để gợi mở những điều cần nói.
Mõ rất thích và rất tâm đắc với cách gọi của Tánh Linh đối với Nguyễn Hoàng Đức: “Trí thức cô đơn giữa Hà thành” và đương nhiên cả cách người này lí giải cho cách gọi của mình: “bởi anh là một người rất khác biệt về cá tính và suy nghĩ so với hầu hết phần còn lại, bởi anh đang sống một mình, bởi anh đang muốn xây dựng một “khung trời tư tưởng riêng”… bằng văn chương và triết học của mình. Tất nhiên không phải cứ muốn là được, nhưng ít nhất thì anh ấy cũng có “một ước mơ””.
Có thể với riêng Tánh Linh đó là những điểm tích cực, thu hút của Nguyễn Hoàng Đức với cá nhân người này. Đó cũng là lí do Tánh Linh ca ngợi Nguyễn Hoàng Đức. Nhưng với đa số người thì những đặc điểm đó chỉ khiến cho người khác nghĩ và đánh giá Nguyễn Hoàng Đức là một tên khùng, một kẻ thần kinh thực sự.
Trong bài viết mới đây có tên: “BỊ THU PHỤC BỞI ĐỨC TIN HAY SỰ THA HÓA?”, một blog có viết: “Tuy nhiên, ngay từ đầu vị trí công tác này không làm hấp dẫn và kích thích sự say mê trong con người Đức mà sinh ra những phản ứng trái chiều, tiêu cực trong y. Không bằng lòng với công việc nên Đức thường xuyên bỏ vị trí công tác và đắm chìm vào những suy lý bay bổng của những người có thiên hướng nghệ sỹ và chính điều này khiến Đức bị lãnh đạo đơn vị phê bình.
Trong bối cảnh đó, tuổi trẻ, sự bồng bột và tính ăn thua khiến Đức không có chiều hướng sửa đổi để tiến bộ mà gã tỏ ra ăn thua. Thay vì thực hiện mệnh lệnh của cấp trên, tiếp cận để giám sát và quản lý Giám mục Thuận thì gã lại làm điều ngược lại: Tiếp cận để nghe và tìm kiếm những giá trị từ chính Giám mục Thuận. Hay nói cách khác, xét dưới khía cạnh nào đó thì không phải từ Giám mục Thuận mà chính Đức đã tự mình cám dỗ và tự mình dấn thân, tạo ra những điều kiện để Giám mục Thuận thu phục gã.
Gã vẫn đang phải loay hoay với nghề kiếm cơm bằng con chữ, bằng những tác phẩm, theo nhiều người nó không chỉ hiếm khách đọc, mua mà nó có phần dị dạng và khuyết tật trong đó. Nguyên nhân không ngoài sự bế tắc và cái thói tự ngợi ca mình, tự cho mình là hơn đời và hơn người với những tác phẩm mà theo gã là đậm chất triết học, hùng biện. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Đức phải động đến lời thề của mình thuở “bỏ ngành, theo đạo”. Gã đã phải chống, phải đương đầu lại với đồng chí, đồng đội và thế hệ sau của mình với vai trò của một gã hề “dân chủ” để kiếm cơm”.
Dưới khía cạnh nhân sinh và nhân bản, Mõ không phản đối ước mơ và cách theo đuổi của Nguyễn Hoàng Đức. Tuy nhiên, công bằng để suy xét sẽ thấy, một khi mình không được xã hội, người khác chấp nhận thì thay đổi là lẽ đương nhiên. Cái bế tắc trong điên khùng hiện tại vì thế càng minh chứng cho bước ngoặt năm 2003 của Đức là sai lầm.
Rằng, việc bị tôn giáo hóa cá nhân mình không làm cho tâm hồn, “tài năng” của Đức được thăng hoa, phát triển. Mà nó càng làm cho nỗi u uất, hằn học trong gã càng ngày càng cao hơn. Và nếu tiếp tục giữ những điều này thì đến khi hóa kiếp, Đức sẽ vẫn mãi không có được tri kỷ, vẫn mãi là “gã trí thức cô đơn đất Hà Thành”. Khi đó, đức tin Công giáo dù lớn đến mấy cũng không cứu rỗi được tâm hồn gã, bởi ngay từ đầu địa hạt đó không phải là nơi để gã dấn thân vào./.
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang ngồi và trong nhà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét