Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

18 NGÀY Ở SÀI GÒN THÁNG 4/1975.


Kể từ sau các chiến dịch Tây Nguyên, Huế-Đà Nẵng, ngụy quân-ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) nhanh chóng khủng khoảng có dấu hiệu sụp đổ ngay từ trong tháng 4/1975.
Các đơn vị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bỏ qua vòng ngoài nhanh chóng đánh chiếm trung tâm thành phố mà không gặp kháng cự nào đáng kể. Ngày 29 tháng 3, Đà Nẵng thất thủ. Tại đây khoảng 14 vạn sĩ quan, binh lính QLVNCH đã ra hàng. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng kết thúc.

Cũng trong những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1975, lần lượt các tỉnh thành phố ven biển miền trung gồm Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà bị bỏ lại. QLVNCH gom tất cả các đơn vị còn lại của các quân đoàn (quân khu) I và II, lập phòng tuyến ngăn chặn tại Phan Rang và giao cho Tư lệnh Quân đoàn 3 QLVNCH chỉ huy. Kết thúc chiến dịch, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chiếm được 14 tỉnh tại miền Nam Việt Nam với 50% đất đai và 40% dân số. Phía trước họ đã là Đông Nam Bộ và Sài Gòn.

Cùng với đó là chiến dịch Trường Sa, vào ngày 25 tháng 3 năm 1975, Quân ủy trung ương và Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam có kiến nghị trình lãnh đạp Đảng và Nhà nước về việc đánh chiếm Trường Sa. Ngày 30 tháng 3, Bộ tư lệnh Quân khu 5 được giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân lập kế hoạch và tổ chức đánh chiếm Trường Sa. Ngày 10 tháng 4 năm 1974, dưới sự chỉ huy của trung tá Mai Năng, các tàu vận tải 673, 674, 675 của Hải đoàn 125 chở các đơn vị thuộc Đoàn 126 đặc công hải quân, tiểu đoàn 471 Quân khu 5 xuất phát từ quân cảng Đà Nẵng hướng về đảo Song Tử Tây, mục tiêu tấn công đầu tiên.

Ở Sài Gòn, các cuộc tấn công của quân Giải phóng và người dân bắt đầu diễn ra nhiều hơn. Chính quyền Sài Gòn ngày càng khủng khoảng trầm trọng, việc lục đục nội bộ ép Nguyễn Văn Thiệu phải yêu cầu Tổng thống Hoa Kỳ Ford viện trợ nhưng bị Ford từ chối. Cùng với đó là sự cắt giảm viện trợ từ 2,3 tỷ đô-la xuống 0,7 tỷ đô-la. Bộ trưởng quốc phòng Schlesinger tuyên bố một giả thuyết giật gân, rằng "nếu cộng sản nắm chính quyền thì có thể 200.000 người Việt Nam sẽ bị tàn sát”. Sáng hôm sau, tờ báo Pacific Starsand Stripes (tờ báo của quân đội Mỹ), xuất bản ở Sài Gòn, đăng lại lời tuyên bố ấy bằng chữ đậm. Nhiều người dân ở miền Nam Việt Nam tin lời Schlesinger và hoảng sợ, bỏ nhà cửa để tìm cách chạy trốn tuy nhiên không có cuộc tàn sát nào xảy ra.
---
[PHẦN 3 - Tài liệu 30/4/1975]
Ảnh: Lính VNCH bỏ lại quần áo, dày dép để tránh quân Giải phóng.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, bầu trời, đám đông, chim và ngoài trời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét