Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

LẠI NÓI VỀ LUẬT AN NINH MẠNG VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ANH HUY ĐỨC

Theo chương trình, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV lần này, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận và dự kiến thông qua dự thảo Luật An ninh mạng. Sau khi được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Chinhphu.vn) và Cổng thông tin điện tử Bộ Công an (Bocongan.gov.vn; mps.gov.vn) để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
Đến nay, sau nhiều vòng thảo luận, tiếp thu ý kiến, dự thảo Luật An ninh mạng mới nhất gồm 7 Chương, 51 Điều, quy định về nguyên tắc, biện pháp, nội dung công tác an ninh mạng, hoạt động bảo đảm triển khai công tác an ninh mạng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng không gian mạng và bảo vệ an ninh mạng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trước việc Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 5 đang xem xét thông qua Luật An ninh mạng, một số người, trong đó có Huy Đức (Trương Huy San) đang tỏ ra rất sốt sắng để ngăn cản việc Quốc hội thông qua dự luật này.
Sau bài viết “Chính phủ sẽ thất bại nếu để dự luật An ninh mạng thông qua” đăng tải trên trang FB cá nhân của mình, với những lập luận như “Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thất bại kể cả mục tiêu tăng trưởng lẫn mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh nếu để Dự luật An ninh mạng thông qua”, Huy Đức lại tiếp tục có những bình luận kiểu như “Nếu để dự luật An ninh mạng thông qua, các ông Nguyễn Mạnh Hùng (Viettel), Trương Gia Bình... đừng bao giờ nói về 4.0 nữa”.
Mới đây, ngày 24/5, Huy Đức tiếp tục đăng tải trên trang cá nhân của mình bài viết có tiêu đề “Luật An ninh mạng: Đừng để VN trở thành kẻ thù của các giá trị tiến bộ”. Trong bài viết này, Huy Đức cho rằng, “trong lịch sử hơn 20 năm có internet (1997-2018) chưa bao giờ lợi ích quốc gia, dân tộc và tự do của người dân bị đe doạ lớn như những gì đang được chuẩn bị trong dự luật An ninh mạng” và “Chính phủ và các đại biểu Quốc hội chưa nhận thấy nguy cơ tự cô lập mình với phần còn lại của thế giới; nguy cơ đi ngược lại những nỗ lực của Chính phủ và chống lại sự tiến bộ của người dân, nếu thông qua Dự luật”.
Tôi từng đồng tình với nhiều ý kiến, quan điểm của Huy Đức. Tuy nhiên, trong trường hợp này tôi thấy anh có cái gì đó sai sai.
Trước hết, chúng ta phải thấy rằng, Luật An ninh mạng được ban hành để nhằm mục đích gì? Chúng ta phải khẳng định, việc ban hành Luật An ninh mạng là rất cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác An ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác An ninh mạng; thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng về An ninh mạng; bảo đảm sự phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm sự phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ hai, Luật An ninh mạng được ban hành để phục vụ ai? Chắc chắn một điều rằng, Luật an ninh mạng được ban hành không phải để phục vụ một số người và không phải để Việt Nam “cô lập” mình với tiến bộ thế giới. Việc ban hành Luật An ninh mạng là để hướng đến một môi trường không gian mạng lành mạnh, phục vụ người dùng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng và đặc biệt là để đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc.
Không có văn bản thay thế tự động nào.
Thứ ba, đối tượng áp dụng các quy định tại Luật An ninh mạng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan tới hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng không gian mạng và bảo vệ an ninh mạng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, trong một cuộc chơi, bất kỳ ai đã tham gia cuộc chơi đó đều phải tuân theo những quy định, luật lệ và chế tài. Anh chỉ có thể bước vào cuộc chơi đó khi anh sòng phẳng với đối phương.
Nói vậy để thấy rằng, việc xây dựng dự thảo Luật An ninh mạng và đưa ra những quy định là rất cần thiết. Tuy nhiên, những quy định nào chưa phù hợp thì cần phải xem xét điều chỉnh, tiếp thu ý kiến góp ý trước khi thông qua. Còn nếu nói rằng, không phải ban hành dự luật này hoặc việc thông qua dự luật này là bước “thụt lùi”, là sự “cô lập” Việt Nam với thế giới “tiến bộ” rõ ràng chỉ là một sự ngụy biện mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét