Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

LUẬN ĐIỆU “MỊ DÂN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH NGỌC

Nguyễn Đình Ngọc (tức Blogger Nguyễn “Ngọc già”) sinh ngày 13/02/1966 tại thành phố Hồ Chí Minh bị bắt ngày 27/12/2014 và trong phiên sơ thẩm hồi tháng 30/3/2016 đối tượng này bị xử 4 năm tù và 3 năm quản chế với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 – Bộ luật Hình sự 1999. Tại phiên phúc thẩm ra ngày 5/10/2016 đối tượng được giảm án 1 năm do gia đình có công với cách mạng. Như vậy, sau bao năm những tưởng Nguyễn Đình Ngọc đã “hối cải” hoàn lương nhưng sự thực hoàn toàn không phải như vậy. Mới đây, Nguyễn Đình Ngọc đã có những biểu hiện muốn quay trở lại con đường cũ bằng cách “bắt tay” với một số trang mạng lề trái để viết bài và đăng tải các bài viết có nội dung xấu lên các trang mạng đó. Cụ thể, ngày 22/5/2018 vừa qua trên trang Blog Dân làm báo của Vũ Đông Hà có đăng tải bài viết “Những điều luật trong Bộ Luật Hình Sự trái với Cương lĩnh ĐCSVN” nhằm mục đích xuyên tạc chính sách pháp luật hình sự của Đảng và Nhà nước ta đối với những đối tượng dân chủ “Cuội”. Y cho rằng, việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng vào Bộ luật Hình sự 1999 và 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là không đúng.
Nội dung này được đề cập rất rõ trong bài viết nêu trên của Nguyễn Đình Ngọc. Cụ thể là: “Trước đây, những điều luật nói trên đã được nhiều tác giả phân tích và chứng minh thành công về “tính chất mơ hồ” mà thế giới và quốc nội đều biết. Nay, Luật sư Lê Công Định đã chỉ rất rõ và cụ thể về trường hợp của ông Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án 16 năm tù giam và 5 năm quản chế về điều luật mơ hồ này. Góp thêm vào đó, Luật sư Ngô Ngọc Trai đang tiến hành các bước theo đúng trình tự pháp lý để đề nghị Nhà nước CHXHCNVN nghiên cứu xem xét, ngõ hầu “đặc xá” cho vị doanh nhân vô tội này. Xoay quanh “trục cốt lõi” – Cương lĩnh ĐCSVN, chúng ta thấy, những vấn đề nêu trong cáo trạng quy tội cho doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức (như Luật sư Ngô Ngọc Trai phân tích) hoàn toàn là “NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT KHÔNG TRÁI VỚI LỢI ÍCH CHUNG CỦA QUỐC GIA – DÂN TỘC””.
Có thể khẳng định ngay rằng, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn không sai trong việc khuyến khích người dân tham gia ý kiến đóng góp vì sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, thử hỏi những kẻ được Nguyễn Đình Ngọc nêu tên trong bài viết của mình như Lê Công Định hay Trần Huỳnh Duy Thức mấy ai là vì quốc gia, dân tộc khi thực hiện những hành vi phạm tội đó. Có thể quá trình thực hiện các chính sách, chủ trương của Đảng ở nhiều nơi còn sai phạm và chưa triệt để và nhân dân hoàn toàn có thể tranh luận, đóng góp ý kiến thậm chí khiếu nại, tố cáo nếu thấy sai phạm. Nhưng những hành động kiểu như Lê Công Định hay Trần Huỳnh Duy Thức đã làm trong thời gian qua thì quả thực không thể chấp nhận được. Không thể có chuyện những kẻ này vì dân, vì nước mà làm ra những chuyện như vậy mà thực ra là vì lợi ích của chính bản thân chúng mà thôi. Thậm chí còn có những kẻ câu kết với các thế lực thù địch chống phá Việt Nam đã được cơ quan chức năng điều tra làm rõ và quá trình xét xử đã được báo chí chính thống đăng tải thông tin lên các trang mạng của mình.
Bài viết nêu trên của Nguyễn Đình Ngọc mới đọc thì nghe có vẻ rất “êm tai” nhưng luận điểm mà đối tượng này đưa ra thì có vẻ không được ổn lắm khi ông ta viện dẫn những lời nói của Lê Công Định hay Trần Huỳnh Duy Thức về các tội phạm được quy định tại Điều 79, 88, 258 Bộ luật Hình sự năm 1999 hay Điều 109, 117, 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Bởi lẽ, như vậy không khác gì vừa đá bóng vừa thổi còi.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, kính mắt và cận cảnh
Có thể nói, chuyện dùng thủ đoạn ngôn từ để nhằm mục đích chính là phủ định những điều luật xử lý những kẻ thuộc nhóm dân chủ nhân quyền từ trước đến nay không mới như lần này cái cách mà Nguyễn Đình Ngọc áp dụng thì có lẽ là lần đầu tiên. Tuy nhiên, bằng thủ đoạn nào đi nữa thì những cách thức “mị dân” kiểu như Nguyễn Đình Ngọc đã làm thì quả thực rất không khó để có thể phát hiện ra. Bản chất của y vẫn vậy. Xem chừng, trong tương lai không xa, Ngọc sẽ quay trở lại trại giam cũng không chừng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét