Lời dẫn: Chắc chắn các nhà khoa học và nhân dân Trung Quốc biết rõ quy luật này. Nếu dùng nguồn nước chung của cộng đồng quốc tế để làm vũ khí riêng cho mình đó là điều phi quân tử. Nếu cùng nhau giữ gìn, bảo vệ và cùng hưởng thì cả thiên hạ thái bình. Nếu làm trái quy luật thì sẽ bị quy luật trừng trị và nghiền nát!
Mọi tôn giáo đều đưa ra khái niệm nhân quả. Nhằm hướng cho tín đồ của mình làm việc thiện.
Trong biển lý luận bao la của Phật Giáo – có luật nhân quả báo ứng. Đây là khái niệm căn bản trong giáo lý nhà Phật.
Hiểu nôm na là “gieo nhân nào gặt quả nấy.”
Gs.Trịnh Xuân Thuận – một nhà thiên văn học nổi tiếng đã từng nói: quan niệm về vũ trụ của Phật Giáo và khoa học thiên văn về cơ bản là giống nhau. Chỉ khác nhau ở chỗ: khoa học thiên văn nghiên cứu vũ trụ nhìn từ ngoài vào trong. Còn Phật Giáo thì nghiên cứu vũ trụ từ trong ra ngoài. Bản thân Gs.Trịnh Xuân Thuận cũng là một Phật tử.
Triết học Mác-Lênin với hạt nhân là phép biện chứng duy vật.Đưa ra một trong 6 cặp phạm trù cơ bản. Đó là cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả.”
Nguyên nhân là nguồn gốc tạo ra kết quả. Kết quả lại là cơ sở để tạo ra nguyên nhân mới…
Nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ biện chứng, mật thiết, gắn bó với nhau. Tác động qua lại lẫn nhau… bao trùm lên mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội trong cuộc sống của muôn loài.
Mấy tháng qua, tình trạng hạn hán và nước biển xâm nhập mặn – làm cho bà con nông dân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phải vất vả, cơ cực…
Xét về quy luật tự nhiên thì đây là hiện tượng trăm năm mới có một lần… Mong cho bà con “qua cơn bí cực… đến ngày thái lai…”.
Mong chính quyền các địa phương và bà con ta ở đồng bằng sông Cửu Long tương kế tựu kế. Kịp thời chuyển đổi phương thức và mô hình sản xuất. Nơi đã bị nước biển xâm nhập mặn thì chuyển sang nuôi tôm, cua… Nơi bị hạn hán thì chuyển đổi giống cây trồng chịu được hạn…
Được biết, lâu nay Nhật Bản thường kết hợp trồng lúa nước và nuôi vịt. Mô hình “lúa-vịt” và “vịt-lúa” cực kỳ có hiệu quả. Bởi gạo và vịt sản xuất theo mô hình này có giá trị thương phẩm rất cao bởi không dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu nên sản phẩm rất an toàn…
Điều ngạc nhiên là mô hình lúa-vịt và vịt-lúa người Nhật đã du nhập từ… Việt Nam chúng ta cách đây hơn 100 năm từ thời triều Nguyễn!
Ai đã từng xem Mê Kông ký sự của đài truyền hình Tp.Hồ Chí Minh sản xuất thì mới thấy được sự hùng vĩ của con sông bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng.
Sông Mê Kông từ phía Thanh Tạng chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và hạ lưu là đồng bằng sông Cửu Long chúng ta…
Dòng sông này là tài nguyên, là văn hóa, là môi trường và là cuộc sống của hàng trăm triệu cư dân với nhiều sắc màu dân tộc và tôn giáo từ thượng nguồn đến hạ lưu…
Theo quy luật tự nhiên của vũ trụ. Nếu hạ lưu và trung lưu màu mỡ, tươi tốt và ôn hòa… thì tác động tích cực đến khí quyển và môi trường – khiến cho mưa thuận gió hòa cung cấp đầy đủ nước cho phía thượng nguồn tạo nên dòng chảy hùng vĩ mà tạo hóa đã ban tặng.
Ngược lại, Trung Quốc ở phía thượng nguồn tích trữ một lượng nước khổng lồ tại các con đập để làm thủy điện – nếu lượng nước này không được vận hành một cách khoa học để xả đập thường xuyên thì Mê Kông sẽ trở nên yếu ớt, thậm chí khi đã trở nên dòng sông chết – thì hậu quả sẽ trở nên khôn lường đối với phía Trung Quốc.
Nhãn tiền là hậu quả về môi trường, về thiên tai và về an ninh lương thực…
Đặc biệt, với một lượng nước khổng lồ tích tụ tại các đập thủy điện lâu ngày sẽ tạo nên hiệu ứng cực kỳ nguy hiểm. Đó là nguy cơ đứt, gãy địa tầng, địa chất… vỏ trái đất sẽ bị hủy hoại, kèm theo đó là những trận động đất với dư chấn dữ dội không những có bán kính hàng chục mà có nguy cơ sẽ là hàng trăm, hàng ngàn km ở phía đập Cảnh Hồng – Trung Quốc!
Luật nhân quả báo ứng thường được gọi là nhãn tiền. Nghĩa là trước mắt và ngay tức khắc!
Chắc chắn các nhà khoa học và nhân dân Trung Quốc biết rõ quy luật này. Nếu dùng nguồn nước chung của cộng đồng quốc tế để làm vũ khí riêng cho mình đó là điều phi quân tử. Nếu cùng nhau giữ gìn, bảo vệ và cùng hưởng thì cả thiên hạ thái bình. Nếu làm trái quy luật thì sẽ bị quy luật trừng trị và nghiền nát!
Trái đất – mẹ thiên nhiên rất hiền hòa và bao dung. Con người và muôn loài hãy hiếu thảo với mẹ bằng việc có trách nhiệm với môi trường thiên nhiên.
Đừng làm điều gì phật ý mẹ - khiến mẹ phải giận giữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét