Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

NHÂN QUYỀN VIỆT NAM: MƯU ĐỒ MÃI KHÔNG CHẤM DỨT

Có thể đưa ra một kết luận rằng: Nhân quyền ngày càng bị chính trị hoá cao độ. Rất dễ dàng thấy rõ điều đó khi mà trong nhiều năm qua, các nước phương Tây và các thế lực thù địch gia tăng rõ rệt sức ép đối với Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền. Họ triệt để lợi dụng vai trò và thế mạnh của mình tại các cơ chế như Liên hợp quốc và các tổ chức kinh tế, xã hội,... nhằm áp đặt quan điểm và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Trong bài viết “Nhân quyền từ đáy lòng hay món hàng trao đổi?” của Bùi Tín đăng trên VOA Tiếng Việt có đoạn: “Thế giới dân chủ đang rất quan tâm và quan ngại về tình hình đàn áp những người bất đồng chính kiến, những chiến sĩ dấn thân đòi dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, chuyên viên về Nhân quyền của chính quyền Hoa Kỳ, CHLB Đức, Anh, Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy… đều lên tiếng phàn nàn về sự sa sút tệ hại trong tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam, khi đang có chừng 150 tù nhân chính trị đang bị giam cầm tù đày vì đòi tư do chính trị và tôn giáo...”
Hay Giám đốc Human Rights Watch tại Nhật Bản, Kanae Doi, nêu rõ “Chính phủ Việt Nam vẫn còn là một trong những chính quyền đàn áp nhất trên thế giới. Trong tư cách nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam, Nhật Bản có cả cơ hội và trách nhiệm lên tiếng về những vi phạm của chính phủ Việt Nam đối với chính công dân của họ. Thủ tướng Shinzo Abe cần công khai lên tiếng ủng hộ cho những nhà hoạt động can đảm cổ xúy cho nhân quyền; và thúc giục chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả những ai bị cầm tù chỉ vì đứng lên đòi hỏi quyền con người. Sự im lặng về tình trạng vi phạm đó chỉ khuyến khích chính phủ Việt Nam tiếp tục ra tay đàn áp mà thôi...”.
Đó là lời kêu gọi của Tổ chức theo dõi nhân quyền HRW trước chuyến công du cấp nhà nước của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Nhật Bản từ hôm nay ngày 29?5 đến 2/6. Và trước đó vào ngày 25 tháng 5, Human Rights Watch cũng đã gửi một bức thư đến thủ tướng Abe nêu lên những quan ngại về các hạn chế của chính phủ Việt Nam đối với quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, những cản trở đối với các nhóm tôn giáo, nghiệp đoàn và bỏ tù những tiếng nói đối lập.
Ông Kanae Doi cần phải hiểu rằng việc kết án bất kỳ công dân phạm pháp nào cũng là thực hiện nhân quyền vì đó là sự thực hiện lẽ công bằng, có công thì thưởng, có tội thì phạt, như ở bất kỳ đất nước nào khác. Đó là điều hiển nhiên. Nhà nước Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để có các hành động vi phạm pháp luật. Và ở Việt Nam không có cái gọi là đàn áp chính trị, bắt bớ vô cớ những những bất đồng chính kiến; chỉ có những người vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định pháp luật của Việt Nam. Nhưng các thế lực thù địch với âm mưu chống phá vẫn cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật đó.
Trong hình ảnh có thể có: 19 người, mọi người đang cười
Chúng ta có thể thấy rằng mỗi khi cơ quan tư pháp Việt Nam xử lý những người vi phạm pháp luật, như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,..., thì các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước đều lu loa lên rằng “Việt Nam vi phạm nhân quyền”, “đàn áp những người bất đồng chính kiến, dám nói thẳng ý kiến về các vấn đề chính trị, tôn giáo và nhân quyền”. Họ đánh tráo khái niệm, gọi những kẻ phạm pháp bị xử lý theo pháp luật đó là “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm.
Lẽ ra, với tư cách của mình, ông Kanae Doi cần phải có nhận thức đúng đắn về vụ việc, tỏ thái độ đúng mực về vấn đề “nhân quyền” đối với Chính phủ Việt Nam. Và một lần nữa, chúng tôi, những công dân Việt Nam yêu cầu các người hãy thôi xuyên tạc sự thật nhân quyền Việt Nam với mục đích, ý đồ chính trị xấu xa. Những người “giương ngọn cờ” bảo vệ nhân quyền trước hết hãy biết tôn trọng, đừng chà đạp lên nhân quyền của chúng tôi nữa!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét