Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

LỚP TRẺ ĐÃ VÀ ĐANG BỊ TÁC ĐỘNG NHƯ NÀO

Như chúng ta thường nói, lớp trẻ là tương lai của đất nước, là những người tiên phong và đi đầu trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhưng trong một bộ phận giới trẻ hiện nay, lối sống thực dụng, tha hóa, biến chất, ỷ lại tác động không nhỏ đến giới trẻ. Đó không là vấn đề ngày một ngày hai nữa mà nó đã trở thành vấn đề cần cấp bách xử lý nhất trong thời điểm tác động của công nghệ 4.0 đang tới gần.
Thực chất mà nói, xã hội ngày càng phát triển kèm theo đó là đời sống con người về vật chất, tinh thần cũng tăng lên từng ngày, từng giờ, nó kích thích con người phải tạo ra những thứ mới để phục vụ cho con người. Hệ quả của nó là lối sống buông thả của các cá nhân rồi từ từ chuyển sang một bộ phận giới trẻ hiện nay. Việc điều kiện sống tăng lên rất nhanh khiến việc hưởng thụ và ỷ lại vào điều kiện sống đó sẽ tác động trực tiếp đến ý thức cũng như suy nghĩ của nhiều người.
Tồi tệ hơn, bộ phận giới trẻ đó xem nhẹ lịch sử nước nhà, quên đi cả lịch sử nước nhà, không cần phân biệt trong các vấn đề của xã hội là đúng hay sai - trái hay phải vì họ chỉ cần được thỏa mãn cái miệng chết người của mình để rồi phải trả giá đắt thậm chí là mạng sống của mình.
Họ rất sáng tạo, năng động nhưng vì lười
Bất cứ công trình khoa học, nghiên cứu, xây dựng,... đều do bàn tay chăm chỉ của con người tạo ra. Chúng ta sẽ chẳng tạo được gì nếu cứ mãi lười biếng không chịu làm việc rồi sau đó đổ tại hoàn cảnh và điều kiện sống hoặc nghiêm trọng hơn là đổ lên đầu chính quyền, đất nước, chế độ,... Lối sống buông thả, tha hóa, lười biếng đang ngày ngày giết chết bộ não sáng tạo, tư duy của thế hệ trẻ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.", trong bất kỳ thời đại nào, không có lớp trẻ đất nước sẽ không bao giờ phát triển, nhưng nếu có giới trẻ mà tư duy thực dụng, lười biếng đất nước không sớm thì muộn cũng phải sụp đổ. Tương lai của đất nước là giới trẻ, tức giới trẻ phải là người đi tiên phong trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
Sự ép buộc của thế hệ phụ huynh trong học tập và lao động, phụ huynh tác động không nhỏ đến lớp trẻ. Chính vì vậy, họ đặt ra những nhu cầu "phải thế này, phải thế kia" ép buộc giới trẻ vượt quá giới hạn chịu đựng của bản thân. Đánh giá những người thất bại "là thua kém người nọ, thua kém người kia; thật xấu hổ, loại mày chỉ đem vứt bỏ,..." đã khiến giới trẻ nhất là lứa tuổi học tập sa sút tinh thần, trí tuệ và những thứ họ cần là những hy vọng, sự động viên sẽ chẳng còn nữa và hậu quả xấu rất dễ xảy ra, chúng sẽ tự nhốt mình vào căn phòng của sự đau khổ và nó không còn là lời cảnh báo nữa. Tâm lý sợ hãi sau thất bại chẳng thành công nào mà không đi lên từ thất bại, một cuộc cách mạng không thể thành công mà nếu không có vấp ngã và sửa chữa. Tâm lý sợ hãi chỉ là tức thời, quan trọng nhất là lòng quyết tâm của giới trẻ. Có quyết tâm tạo ra "cách mạng", lấy khó khăn từ cuộc cách mạng đó biến thành điểm mạnh, biến những điểm mạnh của khó khăn thành điểm yếu và ý chí không ngừng vượt qua để tạo nên thành công rực rỡ cho một cuộc "cách mạng"!
Không có văn bản thay thế tự động nào.

Đừng vì những lầm lỡ, vấp ngã mà sợ hãi bỏ cuộc để rồi thất bại mãi mãi trong cuộc đời này, hãy biến nó thành sức mạnh, sự kiên cường và bản lĩnh của người trẻ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét