Đồng chí Phạm Văn Đồng là người rất am hiểu về Bác và viết rất nhiều tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có cuốn “Hồ Chí Minh, một con người, một cuộc đời, một sự nghiệp, một dân tộc, một thời đại”. Thủ tướng nhấn mạnh rằng: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu”. Điều này phản ánh đúng nhân cách và tầm vóc của Bác. Lãnh tụ của dân có phong cách như thế sẽ được dân tin yêu, tín nhiệm và bảo vệ.
Sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh do gắn với với nhân dân nên Người thấu hiểu nhân dân, nhân dân là lực lượng quyết định nhất của thắng lợi. Chính vì vậy, bác thể hiện sâu sắc tư tưởng trọng dân, đề cao dân, gần dân.
Các nhà kinh điển định nghĩa tham nhũng, quan liêu bắt đầu từ thể chế, bắt đầu từ thoái hóa quyền lực. Người bổ sung thêm quan liêu bắt đầu từ đạo đức suy đồi. Ngoài các vấn đề về thể chế, sở dĩ quan liêu tham nhũng là vì xa dân, sợ dân, không thương dân, không tin dân, ghét dân… Người nhấn mạnh mấy điều cơ bản đó.
Khi hỏi Bác: Bây giờ Đảng ta đã cầm quyền, có chính quyền rồi thì cách mạng của chúng ta có điều gì đáng sợ không? Bác nói: Người cách mạng không sợ bất cứ cái gì, sợ nhất là chúng ta làm bậy để dân ghét, dân oán. Nếu người cách mạng, Đảng cách mạng bằng hoạt động, lối sống, đạo đức và nhân cách của mình mà:
- Được dân tin (muốn dân tin phải giáo dục, giảng giải lý luận cho dân hiểu).
- Dân yêu mến.
- Dân giúp đỡ.
- Dân ủng hộ.
- Dân bảo vệ.
Thì sự nghiệp cách mạng sẽ thành công. Được như vậy thì cách mạng sẽ bền vững.
(Trúc Hương)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét