Lâu nay nói tới nước Pháp, người ta nghĩ ngay đến nền văn minh phát triển, nơi phụ nữ được tôn trọng với câu cửa miệng xếp thứ hạng xã hội “Trẻ em, phụ nữ, con chó rồi mới đến đàn ông” hay “Lady first”! Thực tế lại không như bức tranh tươi đẹp đó: cứ ba ngày lại có một nạn nhân là phụ nữ bị chồng hoặc bạn trai giết hại, mỗi năm gần 225.000 phụ nữ trở thành nạn nhân bị bạo hành thân thể hoặc tình dục!
Vấn nạn ở mức độ báo động khiến Tổng thống Pháp Macron phải ban hành sắc lệnh về bình đẳng nữ giới và nam giới, được đánh giá là « điểm quan trọng trong nhiệm kỳ 5 năm » của ông ta cùng với “kế hoạch chống bạo lực tình dục và phân biệt giới tính. Chưa hết, ông này còn phát động “Ngày chống nạn bạo hành phụ nữ” vào ngày 25/11/2017 để giới chức từ điện Elysée đến đường phố cùng xuống đường tuần hành đấu tranh cho quyền bình đẳng nam-nữ. Từ đó cứ vào ngày 25/11 hàng năm, các cuộc tuần hành này diễn ra trên khắp nước Pháp. Rồi các chương tình hàng trăm triệu Euros mỗi năm vẫn không khiến cho tình hình cải thiện. Thậm chí, năm 2018, 88 nhân vật nổi tiếng như ca sĩ Vanessa Paradis, diễn viên Mimie Mathy, người dẫn chương trình truyền hình Stéphane Berne, tay vợt tennis Amélie Mauresmo… đã cùng ký tên vào một bản kiến nghị tới Tổng thống Pháp đề nghị ra tay cứu những người phụ nữ là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình không phải chết vì sự thờ ơ của xã hội.
Trước vấn nạn các vụ bạo hành gia đình ngày càng tăng, mới đây nhiều tổ chức ở Pháp đã sáng tạo ra mô hình “nhà trú ẩn an toàn” cho những phụ nữ bị bạo hành không biết trông cậy vào đâu.
Những ngày qua, truyền thông Hàn và Việt rúng động trước một cô dâu Việt bị chồng Hàn bạo hành cùng đủ các bình luận lên án xã hội phương Đông do yếu tố văn hóa, xã hội khiến thân phận người phụ nữ bị coi nhẹ, bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng bạo hành với phụ nữ đáng báo động ở nước Pháp, cho ta thấy rõ, nữ quyền vẫn là câu chuyện nóng bỏng ở ngay thiên đường dành cho nữ giới!
Thế mới thấy, ngay từ sau Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền non trẻ vừa được thành lập, đất nước ta lại đứng trước “ngàn cân treo sợi tóc” với ba thứ giặc: Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là Chủ tịch Chính phủ lâm thời đã ra lời kêu gọi chống nạn thất học, trong lời kêu gọi này, Người đặc biệt quan tâm đến phụ nữ “phụ nữ lại cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước có quyền bầu cử và ứng cử”3.
Tư tưởng “nam nữ bình quyền” của Chủ tịch Hồ Chí minh được thể chế hóa sớm nhất trong Điều 9 của Hiến pháp năm 1946, Bộ luật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong bản Hiến pháp đã xác nhận quyền bình đẳng giữa Nam và Nữ về mọi phương diện và nó trở thành thể chế của Quốc gia. Điều 9 của Hiến pháp 1946 quy định: Đàn bà ngang hàng với quyền đàn ông về mọi phương diện, đó là cơ sở pháp lý để đấu tranh xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến. Tuy vây, Người cũng chỉ ra sự bình đẳng, bình quyền “Không phải là hôm nay anh nấu cơm rửa bát quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là lầm to!”4. Theo Người, bình đẳng, bình quyền thật sự phải là cuộc cách mạng tư tưởng-“cuộc cách mạng to và khó”, cuộc cách mạng đó là cuộc cách mạng trong nhận thức của từng người, từng gia đình, từng người dân. Sau Hiến pháp 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại ký sắc lệnh số 97/SL ngày 22/3/1950 quy định một số điểm cơ bản về hôn nhân và gia đinh, trong đó, Điều 3 ghi rõ: “chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình”. Tiếp đó, ngày 17/11/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh lại ký sắc lệnh 159-SL quy định về ly hôn. Sắc lệnh đã xóa bỏ sự không bình đẳng về duyên cớ ly hôn giữa vợ và chồng.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nam nữ bình đẳng được thể hiện hoàn chỉnh ở Luật Hôn nhân và gia đình năm 1960 mà Người trực tiếp ký. Tư tưởng trọng nam khinh nữ là điển hình của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, để xóa bỏ tư tưởng lạc hậu đó, tinh thần cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình là giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Tại hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình, Người phát biểu: “Luật lấy vợ, lấy chồng sắp đưa ra Quốc hội là một cuộc cách mạng, là một bộ phận của cách mạng XHCN. Vì vậy phải đứng trên lập trường vô sản mà hiểu nó… luật lấy vợ lấy chồng nhằm giải phóng phụ nữ… Mong các cô, các chú cố gắng, hiểu rõ và làm tốt, nhất là phải thận trọng vì luật này quan hệ đến tương lai của gia đình, của xã hội, của giống nòi”5. Để xóa bỏ hôn nhân và gia đình phong kiến, Luật nêu ra nguyên tắc: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, bảo vệ quyền lợi người mẹ và trẻ em. Quan điểm của Người lúc đó là đánh giá cao vai trò của người phụ nữ vì: “Nói phụ nữ là nói một nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”6. Quan điểm tiến bộ này của Bác được thể hiện vào nội dung tiến bộ của Bộ luật. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1960 được xây dựng trên 4 nguyên tắc: Hôn nhân tự do, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong gia đình, bảo vệ quyền lợi con cái. Điều 14 của Luật ghi nhận sự bình đẳng thật sự của vợ chồng về mọi mặt: “Vợ và chồng đều có quyền tự do hoạt động chính trị xã hội”.
Nhờ vào quá trình đấu tranh đó, dù từ khi giành được chính quyền mới từ 1945 đến nay, Việt Nam trở thành một điển hình “phát triển phụ nữ và trẻ em” – nhân quyền của chế độ là ở đây, chứ đâu xa!
Loa phường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét