Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019

THÁNH LỄ CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH THÁNG 8, CHUẨN BỊ CHO ĐỢT SÓNG PHẢN ĐỐI

Lam Hồng
Chủ đề thánh lễ Công lý và hòa bình tháng 8 đã được nhà thờ Thái Hà cập nhật trên trang http://nhathothaiha.net/thong-bao-thanh-le-cau-nguyen-cho-…/ trong đó nhấn mạnh đến 02 sự kiện đang diễn ra liên quan tình hình chính trị xã hội trong nước. Dù chưa diễn ra thánh lễ nhưng nếu tiếp tục khoét sâu vào 02 chủ đề này thì chắc chắn nhà thờ Thái Hà sẽ tiếp tục nhận những gạch đá phản đối của dư luận xã hội vì cách nhìn nhận sai lệch.
Thứ nhất, chủ đề về sự kiện Liên Hợp quốc chọn ngày 22/8 hàng năm là “Ngày Quốc Tế Tưởng Niệm các Nạn Nhân của Bạo Lực vì Lý Do Tôn Giáo hay Niềm Tin”. Dù ngày này rất ý nghĩa với tình hình nóng bỏng về tôn giáo ở các quốc gia có đàn áp tôn giáo diễn ra nghiêm trọng như ở Trung Đông, Châu Phi thì lại không đúng với tình hình ở Việt Nam. Do đó việc một số chức sắc tôn giáo Việt Nam đã lên tiếng đòi kỷ niệm ngày 22/8 ở Việt Nam là sự gán ghép phi lý, không đúng thực tế.
Thứ hai, về tình hình ở Biển Đông, cụ thể tại Bãi Tư Chính đang diễn ra, nhiều chức sắc Công giáo đã có những tiếng nói chưa thực đúng với tình hình và quy kết cho hành động của Việt Nam theo kiểu dạng “hèn với giặc, ác với dân”. Điển hình là các linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục ngày đêm cầu nguyện, hiệp thông rao giảng xuyên tạc tình hình ở bãi Tư Chính. Điều này khiến cho tín hữu Công giáo hoang mang lo lắng và có cách nhìn thiếu tự tin trong cách thức giải quyết của chính quyền Việt Nam.
Điều đáng nói đó là các chủ đề của nhà thờ xứ Thái Hà đưa ra rất nóng hổi, phù hợp tâm tính tò mò của đa số tín hữu, người dân Việt Nam. Mặt khác, nó được bao phủ bởi một vỏ bọc mỹ miều là Cầu nguyện, hiệp thông nhưng bản chất trong đó chứa đựng động cơ thiếu xây dựng của các linh mục tại nhà thờ Thái Hà.
Nên nhớ rằng tình hình tôn giáo ở Việt Nam là công việc nội bộ, các tôn giáo được bình đẳng, tự do theo Hiến pháp và pháp luật nhà nước Việt Nam. Mọi hoạt động tôn giáo nếu đi ngược lại lợi ích của dân tộc đều bị coi là vi phạm và sẽ bị pháp luật xử lý, xã hội lên án.
Trong nhiều lần nhà thờ Thái Hà vẫn phớt lờ những dư luận xã hội phê phán, ngang nhiên bày tỏ thái độ thách thức công chúng; ủng hộ và che chở cho những kẻ vi phạm pháp luật chạy trốn vòng lao lý. Nếu chủ đề lần này tiếp tục được các linh mục nơi đây xuyên tạc thì hẳn sẽ có những đợt sóng phản đối mạnh mẽ của chính nhân dân cả nước về cách nhìn thiếu tích cực của nhà thờ Thái Hà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét