Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

"VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM" TAN RÃ

Khoai Lang
Việc thành viên đứng ra sáng lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam” Lê Phú Khải đã viết bài “Lời từ biệt Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam” vào những ngày cuối tháng 7 vừa qua đã và đang báo hiệu cho sự tan rã, những mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm về đường hướng hoạt động của các tổ chức mang danh nghĩa “xã hội dân sự” trong đó “Văn đoàn độc lập Việt Nam”.
Trong lời từ biệt, Lê Phú Khải cũng đã trải lòng: “Nhiều bạn đọc sau khi đọc thơ được giải thưởng của Văn Việt và đọc bài phê phán thơ được giải thưởng của Văn Việt của nhà thơ Trần Mạnh Hảo, đã gọi điện cho tôi và xỉ mắng rằng: Tưởng các ông thế nào, hóa ra cũng chẳng hơn gì hội Nhà Văn của ông Hữu Thỉnh khi hội nhà văn quốc doanh đó tâng bộc, tôn vinh thứ “thơ thiền” bịp bợm Hoàng Quang Thuận. Nhân danh “đa dạng, đa nguyên” trong văn học như khi tuyên bố ra mắt Ban Vận Động thành lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam, ngày 3.3.2014, người ta đã trao giải thưởng thơ cho những “bài thơ” làm bẩn tiếng Việt, làm hại thơ Việt, gây ngộ nhận cho lớp trẻ làm thơ hiện nay thì thật đáng phẫn nộ vì nó có tội với tiếng Việt, với văn hóa Việt, tâm hồn Việt”....
Việc Lê Phú Khải tuyên bố từ biệt “Văn đoàn độc lập Việt Nam” cũng là điều đã được dự báo từ trước, bởi lẽ dư luận cũng không lạ lẫm gì khi lâu nay “Văn đoàn độc lập” vẫn đang bị phân tán bởi 02 phía đối nghịch, một bên là của Hoàng Hưng, Nguyên Ngọc, Hoàng Dũng (tuyên bố rằng văn nghệ sĩ không phải là công cụ phục vụ số đông, phục vụ chính trị; mà phải được tự do sáng tạo, đi tìm cái mới, kể cả cái mới khó hiểu và xa lạ với số đông) và phía còn lại, được xem như là nhóm ly khai – bao gồm Trần Mạnh Hảo, Hà Sĩ Phu, Lê Phú Khải, Paul Nguyễn Hoàng Đức (tuyên bố rằng văn nghệ “phải gắn với hiện tình phải là công cụ để phụng sự đất nước, chống giặc nội xâm và ngoại xâm”; và phải dễ hiểu với tầng lớp bình dân). Vậy là sau hơn 5 năm tuyên bố “thành lập” thì cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam” cũng chuẩn bị hiện nguyên hình và chuẩn bị tan rã như những tổ chức nhân danh “xã hội dân sự” lâu nay.
Cai gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam” toàn là các gương mặt chính trị nhớp nhúa, bị dư luận từ lâu lên án “trở cờ”, “cơ hội” như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi ( boxit), Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Lưu Trọng Văn, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Quang Lập, Bùi Minh Quốc, Nguyễn v.v.. Trong số này còn có cả những kẻ đào tẩu ngồi ở nước ngoài sống bằng nghề viết bài chống cộng lấy nhuận bút “ xã hội”- từ những kẻ có hận thù với cách mạng, không dám ở lại trong nước như Vũ Thư Hiên.

Họ đều là các gương mặt “xét lại” lịch sử, phủ n
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi và trong nhà
hận giá trị nền độc lập hiện nay, nã pháo cối vào chính thế hệ cha anh và xương máu của bản thân và đồng đội, ca ngợi những giết hại nhân dân mình như Bob Kerrey, phủ nhận cuộc chiến tranh chống Mỹ, hối tiếc cho “thất bại” của nước Mỹ và “chiến thắng man rợ” của dân tộc Việt Nam, dùng vần thơ thô tục nhạo báng Chủ tịch Hồ Chí Minh như tập thơ “Mở Miệng” của Bùi Chát, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước như “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên, hay hoàn toàn trở thành “dư luận viên” nhất nhất bảo vệ của tổ chức khủng bố “Việt tân” như nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng, ca ngợi “chủ nghĩa tư bản” không còn ông chủ bóc lột để phủ nhận Chủ nghĩa Mác và chống lại mọi chính sách hiện nay của Nhà nước…
Họ hùng hồn tuyên bố: “Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước.”, nhưng sự thực đằng sau tuyên ngôn này lại chứng minh điều ngược lại. Trong bản tuyên bố, chúng ta không thấy những lời tuyên ngôn về tự do sáng tác, độc lập tư duy mà mỗi nhà văn phải tự tạo dựng cho bản thân mình; mà chỉ thấy một sự đổ lỗi toàn bộ cho thể chế chính trị do Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính phủ của nước ta lãnh đạo. “Một thể chế tổ chức đời sống văn học nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời lại không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết để nâng đỡ và thúc đẩy nhau trong công việc, hỗ trợ nhau trong khó khăn.” Nhưng ai cũng có thể thấy các hoạt động của Hội nhà văn Việt Nam, Viện Văn học, và các tạp chí nghệ thuật đang cố gắng để làm điều này. Việc một tuyên bố về tự do sáng tác lại chỉ chăm chăm quy trách nhiệm cho chính quyền thể hiện rõ mưu đồ chính trị của Văn đoàn độc lập.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét