Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Nguyên Ngọc: Những dấu ấn đáng quên.


Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, văn bản

Trong cuốn sách “Bên thắng cuộc”, Huy Đức miêu tả nhà văn Nguyên Ngọc như một con người có những cách suy nghĩ mới lạ trong văn nghệ từ thời ông ta làm Tổng biên tập báo Văn Nghệ trong những năm 90 của Thế kỷ trước khi ủng hộ xu hướng đa nguyên chính trị, đưa văn học, nghệ thuật thoát nghi sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng theo tôi, đó không phải là suy nghĩ “mới, lạ”, đó là những dấu hiệu đầu tiên của một Đảng viên đang xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng mà chúng ta ngày nay gọi nó là “tự diễn biến, tự chuyển hóa”.
Dõi theo nhà văn Nguyên Ngọc thời gian đã lâu, từ sự ngưỡng mộ, cảm phục một nhà văn có tài với tác phẩm “Đất nước đứng lên” đã đi vào lịch sử văn học Việt Nam, càng ngày, sự khâm phục trong tôi càng mất dần và thay vào đó là sự bàng quang, thậm chí là coi thường, khi Nguyên Ngọc ngày càng dấn thân sâu vào con đường “dân chủ”. Ông thường xuyên quan hệ, tiếp xúc với loạt các đối tượng dân chủ khác, mà chúng ta thường gọi là “cơ hội chính trị” như Nguyễn Duy, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Nguyên,… tham gia hình thành các tổ chức dân sự xã hội. Nguyên Ngọc là thành viên cốt cán trong Ban vận động thành lập Văn đoàn độc lập, một tổ chức đối lập với Hội nhà văn với mong muốn đưa văn học ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên trả lời phóng vấn các đài báo nước ngoài phê phán sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của Nhà nước.
Và hình tượng Nguyên Ngọc sụp đổ hoàn toàn khi clip nhà văn Nguyên Ngọc ngồi cùng với hàng loạt các nhà “dân chủ” khác như: Nguyễn Duy, Lê Hoài Nguyên, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Nguyên bôi xấu hình tượng anh hùng Võ Thị Sáu bị phát tán trên mạng Internet. Thậm chí, đám người này còn khẳng định rằng “Võ Thị Sáu thời trẻ bị tâm thần”, xuyên tạc về những chiến công của người anh hùng này. Đến đây, tôi biết rằng Nguyên Ngọc đã hoàn toàn biến thành con người khác, không còn lòng nhiệt huyết cách mạng như các nhân vật cụ Mết, anh Tnú hay bé Mai trong tác phẩm của ông ngày xưa.
Vì thế, tôi cho rằng, việc Nguyên Ngọc ra khỏi Đảng là điều hoàn toàn bình thường; thậm chí, tổ chức Đảng nơi ông ta sinh hoạt phải khai trừ ông từ lâu. Không thể để trong Đảng những con người đã tự diễn biến, tự chuyển hóa, đi ngược lại với lợi ích và uy tín của Đảng trong nhân dân./. 
Thật đáng thương cho ông ta. Đất nước đứng lên, Nguyên Ngọc úp mặt quỳ xuống. Ông ta sẽ phải hối hận với những việc làm bẩn thỉu của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét