Trong một cơ quan, tổ chức vấn đề nêu gương của người đứng đầu cực kì quan trọng. Rộng hơn ra, trong một xã hội và thể chế chính trị, câu chuyện nêu gương của người lãnh đạo là tối quan trọng. Không có cách giáo dục tư tưởng nào tốt hơn chuyện nêu gương của người lãnh đạo.
Trên chính thì dưới liêm, thượng bất chính thì hạ tất loạn.
Từ câu chuyện của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và gia đình để thấy được vấn đề nêu gương hiện nay trong đất nước chúng ta.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dành hết cả tâm huyết cho sự nghiệp xây dựng Đảng, đặc biệt là công cuộc chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống tham nhũng.
Có những lúc con thuyền cách mạng chao đảo, có những lúc cụ Tổng đã khóc vì vận nước, đó là tấm gương trách nhiệm vì đất nước.
Cụ tổng nêu tấm gương về tinh thần làm việc không mệt mỏi vì đất nước. Ở cái tuổi đã ngoài 70, cụ vẫn ngày ngày tất bật lo chuyện triều chính, đêm về vắt tay lên trán suy nghĩ về vận nước.
Cụ và gia đình cụ nêu tấm gương về đạo đức, lối sống trong sáng, giản dị và đặc biệt là thanh bạch, không dùng uy tín, quyền lực, vị trí của mình để làm giàu bất chính cho bản thân và gia đình.
Nhìn vào vợ và các con của cụ tổng, người đứng đầu đất nước, cũng chỉ làm những vị trí bình thường, không nhà lầu xe hơi, chúng tôi thấy kính phục tinh thần nêu gương của cụ.
Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến những cậu ấm, cô chiêu của một số lãnh đạo tai to mặt lớn, tất nhiên chưa to bằng cái chức của cụ Tổng nhưng cũng đã giám đốc sở này, chủ tịch hội đồng quản trị doanh nghiệp kia, dù bất tài, vô dụng, tạo nên sự bức xúc cho dư luận. Đó là những cái tên như Vũ Khánh Duy, Lê Phước Hoài Bảo…
Cụ cũng là tấm gương không bị tha hóa quyền lực hay nói đúng hơn là không bị quyền lực làm cho tha hóa như nguyên chủ tịch Đà Nẵng, như hai ông thứ trưởng Công an, như ông bí thư Đà Nẵng…
Còn nhiều lắm câu chuyện nêu gương của cụ Tổng.
Và từ cụ tổng, người viết lại đặt ra câu hỏi rằng, các đảng viên khác, từ Bộ trưởng, thứ trưởng các bộ ngành, từ bi thư, chủ tịch tỉnh thành phố huyện… đã nêu gương được như cụ Tổng.
Tôi nghĩ là chưa, và điều đó khiến cho người dân vẫn chưa thực sự khôi phục niềm tin vào Đảng, vào Nhà nước.
Các vị đó, khi nhìn về cụ tổng nên cảm thấy xấu hổ và nên tự chấn chỉnh lấy bản thân mình.
Hãy ráng làm người tử tế để khi về hưu còn có người đến thăm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét