Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

VỤ QUY ĐỊNH SINH VIÊN BÁN DÂM LẦN THỨ 4 BỊ ĐUỔI HỌC


Thông tin này được báo chí khai thác đăng tải rộng rãi, ngay lập tức bị cộng đồng mạng phản ứng dữ dội, một quy định rất phản cảm, khó chấp nhận, nhất là khung xử lý này lại áp dụng đối với ngành sư phạm.
Nhiều giáo viên tỏ ra rất đau lòng, học sinh, sinh viên thì mặc cảm. Dân mạng bắt đầu suy diễn đủ điều, có người chửi rủa ngành Giáo dục thậm tệ đem Bộ Trưởng Nhạ ra ném đá tới tấp. Còn Bộ GD&ĐT khẳng định đây là việc thực hiện kế hoạch rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, đã đề nghị bỏ nội dung này. Nhưng quá trình soạn thảo cán bộ sơ ý không bỏ mà đưa lên cổng thông tin của Bộ Giáo dục vừa qua. 
Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Dù thế nào đi nữa thì nội dung này cũng đã đưa lên rồi, để người ta xào nấu, điều quan trọng là trách nhiệm thuộc về ai? 
Nhiều nhận định cho rằng, đây không phải đơn thuần là do cán bộ năng lực yếu kém, để sơ xuất gây ra sự việc nhạy cảm như trên mà là có bàn tay ma quỷ nào đó muốn tạo scandan để làm xấu đi ngành Giáo dục Việt Nam, tạo hình ảnh không mấy tốt đẹp cho học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay. Đành rằng hiện thực xã hội vẫn có tồn tại như sự việc đau lòng này, tuy nhiên hãy để khung xử lý vào quy chế của nhà trường, giúp quản lý học sinh, sinh viên thì hay biết mấy. 
Đông đảo người dân mong muốn Bộ Giáo Dục và cơ quan chức năng, tìm ra nguyên nhân, động cơ mục đích của việc "sơ xuất" thông tin này để nhận ra chân tướng sự việc, không để dư luận xấu ảnh hưởng đến môi trường giáo dục Việt Nam, để kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc, nói xấu chế độ, gây tâm lý hoang mang trong xã hội, đặc biệt là hình ảnh người giáo viên tương lai không mấy tốt đẹp. (năm rồi là "cấm" những bài nhạc đỏ ngay thời điểm 30/4, năm nay lại xoáy sâu vào ngành Giáo dục) 
Chúng ta không trách ý kiến phản ứng của người dân qua sự việc này, nhưng đáng buồn là sự việc đã bị kẻ xấu suy diễn đưa nhiều tình tiết xuyên tạc để bôi nhọ nền giáo dục ở Việt Nam mà thôi./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét