Cùng là người Việt Nam máu đỏ da vàng, lớn lên bởi suối nguồn dân tộc nhưng không phải ai cũng mong muốn đất nước đi lên ngày càng giàu mạnh văn minh. Một số kẻ vì lợi ích cá nhân mà tách biệt với cộng đồng, thậm chí là đi ngược lại với lợi ích của dân tộc chỉ mong Việt Nam ngày càng nghèo nàn, ngày càng tụt hậu. Những kẻ này tự xưng mình là “nhà dân chủ”, là “trí thức cấp tiến” này lấy danh nghĩa “bảo vệ môi trường” hay “tự do – dân chủ - nhân quyền” để chống phá những đường lối chính sách phát triển kinh tế của chính phủ. Hãy cùng chúng tôi theo dõi loại bài sau để biết chúng là ai, chúng đã chống phá như thế nào và bằng cách nào.
Phần II: Chúng đã được đào tạo như thế nào ?
Không phải nghiễm nhiên mà bộ 3 Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Trung Bảo - Lê Trọng Vũ lại được các tổ chức phản động chọn mặt gửi vàng để thực hiện chiến dịch đánh phá các dự án kinh tế trọng điểm. Đây đều là những đối tượng đã được đào tạo bài bản, đã từng tham dự nhiều khóa học về “đấu tranh ôn hòa”, được coi là thành phần “trí thức tinh hoa” của giới đấu tranh dân chủ. Vậy chúng đã được đào tạo như thế nào, ở đâu và được tài trợ bởi ai ? Trong bài viết này chúng tôi sẽ lần lượt giải đáp các câu hỏi nêu trên.
Nhắc lại về VOICE (Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại) được sáng lập và điều hành bởi Trịnh Hội – Hoàng Tứ Duy và Chu Quang Ngọc. Bộ 3 này là những thành viên cốt cán của tổ chức khủng bố lưu vong Việt Tân. Mục đích thành lập VOICE chính là tạo một bình phong để hợp thức hóa việc nhận tiền từ các quỹ dân chủ, nhân quyền như NED, CRD,... để tài trợ cho các hoạt động chống phá chính quyền. Bởi theo luật của Hoa Kỳ và nhiều nước phương tây thì Chính phủ các nước này không thể cấp tiền cho các đảng phái chính trị, chỉ được cấp tiền dưới danh nghĩa triển khai các dự án NGO dân sự, độc lập. Đồng thời, VOICE cũng là cánh tay nối dài để tuyển dụng và đào tạo nhân lực cho Việt Tân dưới cái mác “hỗ trợ sinh viên nghèo”….
Nguyễn Anh Tuấn vụt sáng và trở thành một gương mặt nổi tiếng trong các phong trào chính trị và dân sự ở Việt Nam sau vụ viết “đơn tự thú”, xin đi tù để thể hiện sự ủng hộ đối với Cù Huy Hà Vũ. Ngày 26 tháng 4 năm 2011, Nguyễn Anh Tuấn khi đó đang là sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia đã gửi đến Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao một lá “Đơn tự thú”. Trong đơn, Tuấn khẳng định rằng mình đang tàng trữ những tài liệu “có nội dung chống nhà nước” mà ông Cù Huy Hà Vũ đã viết ra. Và cũng ngay trong ngày 26 tháng 4, trước khi lá đơn kịp đến tay Viện Kiểm sát thì Tuấn cũng đã kịp gửi lá đơn và một bức “tâm thư” đính kèm đến trang Boxitvn và trang Anh Ba Sàm – 2 trang truyền thông lề trái khá nổi tiếng lúc bấy giờ. Như vậy có thể thấy mục đích của lá đơn tự thú chẳng qua cũng chỉ là một chiêu trò đánh bóng và tạo dựng tên tuổi của Nguyễn Anh Tuấn. Sau này Tuấn thường xuyên tham gia các cuộc tuần hành, biểu tình đòi thả tự do cho Cù Huy Hà Vũ, tại đây Tuấn gặp Trịnh Hữu Long và Phạm Đoan Trang. Bộ 3 này nhanh chóng gây được ấn tượng tốt đối với Trịnh Hội và bắt đầu gia nhập VOICE từ đây. Tháng 2/2013, Nguyễn Anh Tuấn xuất cảnh, lên đường sang Philippines du học để “học thêm về tiếng Anh và nâng cao cơ hội tiếp cận với luật pháp quốc tế”.
Hành trình “du học” của Nguyễn Anh Tuấn và các học viên khác của VOICE chính là học chui học lủi trong các lớp học dành cho học sinh bản địa, làm việc không công cho mấy văn phòng dân biểu dưới danh nghĩa “thực tập” hay làm bộ như người dân vào các tòa thị chính hóng hớt họp hành rồi tranh thủ chụp ảnh checkin. Mặc dù “chương trình đào tạo” không thực sự chuyên nghiệp nhưng việc được tiếp cận thường xuyên với các chính khách phương Tây đã khiến trình độ của Tuấn được nâng lên rõ rệt. Chỉ 5 tháng sau khi đi “du học”, Nguyễn Anh Tuấn cùng Phạm Đoan Trang và Trịnh Hữu Long đã làm nên chấn động lớn khi tung ra bản “Tuyên bố 258” – thu thập chữ ký và gửi tới các tổ chức quốc tế, đại sứ quán nước ngoài với yêu cầu quốc tế can thiệp vào hệ thống pháp luật của Việt Nam. Sau “Tuyên bố 258”, bộ ba này đã gây dựng được nhiều phong trào lớn kéo theo sự thành lập của các hội nhóm mang danh “xã hội dân sự” như Mạng lưới blogger Việt Nam, Hội Anh Em dân chủ, Hội bầu bí tương thân,…. Đồng thời gian đoạn 2012 – 2015 dưới thời tổng thống Barack Obama, nhiều cuộc biểu tình lớn dưới nhiều danh nghĩa đã được tổ chức và gây tiếng vang lớn. Thời điểm này Tuấn, Trang và Long công khai chống phá chính quyền bằng việc trực tiếp tấn công hệ thống pháp luật, nhờ nước ngoài gây sức ép, can thiệp, tổ chức các hoạt động mang màu sắc chính trị như “café nhân quyền”. Nói cách khác là công khai chống phá và âm mưu lật đổ chính quyền bằng các cuộc biểu tình.
Có một điều dễ thấy, là từ khi tiếp nhận Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long và Nguyễn Anh Tuấn vào danh sách nhân sự của mình, VOICE bắt đầu mang một hình ảnh hoàn toàn khác. Trước đó, VOICE chủ yếu là một tổ chức từ thiện của người nước ngoài gốc Việt, không có nhiều mối liên hệ với trong nước, không tác động đến đường hướng của các phong trào chính trị và dân sự, và không thu hút được sự chú ý của chính quyền Việt Nam. Từ khi Trang, Long và Tuấn ra nhập, VOICE trở thành một trong những hội đoàn được chính quyền chú ý nhất, một tổ chức quyết định cả đường hướng lẫn nhịp độ hành động của phong trào đối lập, và một trung tâm đào tạo nhân sự công khai của phong trào.
Năm 2016, Nguyễn Anh Tuấn “tốt nghiệp” và về nước hoạt động, từ danh tiếng đã gây dựng được từ trước đó, Tuấn tiếp cận và đào tạo tầng lớp tiếp theo như Nguyễn Trung Bảo và Lê Trọng Vũ, sau này 2 đối tượng này chính là những cộng sự đắc lực của Tuấn trong việc đánh phá các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét