Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2019

ÂM MƯU CỦA NGƯỜI KHMER KROM


Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và văn bản
Người Khmer Krom thường viện dẫn những lý do lịch sử và văn hóa để chứng minh chủ quyền của họ trên lãnh thổ miền Nam. Cách tiếp cận này tuy hợp lý nhưng không đúng. Hợp lý vì những nhóm dân cư bản địa đầu tiên trên vùng đất này là con cháu những người Khmer trốn chạy các cuộc vây bắt nô lệ để xây dựng đền đài quanh khu vực Seam Reap và Battambang từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 14, và sau đó là những cuộc nội chiến hay tấn công của người Thái từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18.
Nhưng không đúng vì các vương triều Khmer chưa bao giờ làm chủ khu vực đồng bằng sông Cửu Long như thường tuyên bố. Nhắc lại, đế quốc Angkor trong thời cực thịnh nhất, từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 12, là một đế quốc lục địa. Các trung tâm chính trị và tôn giáo được thiết lập - Về phía tây, quanh khu vực phía bắc hồ Tonlé Sap (Battambang, Siem Reap), sông Chao Phraya và lưu vực hai sông Menam và Irrawaddy, mà những đền đại nổi tiếng là Angkor Wat và Angkor Thom được xếp vào di dản nhân loại ;
-Về phía đông, từ vùng trung lưu sông Mekong (Kompong Cham) tới khu vực phía nam hồ Tonlé Sap (Biển Hồ), Longvek, Udong, Kampong Cham và Banteay Prey Nokor (Gia Định). Sau khi đế quốc Angkor bị Xiêm La xóa tên, năm 1439 vua Ponhea Yat bỏ chạy về Wat Phnom Daun Penh (Phnom Penh) và thành lập kinh đô.
– Vùng phía nam (đồng bằng châu thổ sông Cửu Long), cho đến nay chưa tìm thấy dấu ấn cai trị của vuơng triều Khmer.
Tài liệu chủ quyền pháp lý mà Tổ chức Khmer Krom dựa vào là “Luật số 49-733 ban hành ngày 04/06/1949 về việc thay đổi quy chế vùng đất Nam Kỳ (Cochinchine) trong Liên hiệp Pháp (Union française)”, theo đó lãnh thổ Nam Kỳ được sát nhập vào lãnh thổ Liên hiệp Việt Nam và không còn là lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp.
Qua luật này, tổ chức Khmer Krom trách Pháp đã không trao trả Nam Kỳ cho vua Khmer, do đó mỗi năm cứ đến ngày 04/06 họ tổ chức xuống đường biểu tình đòi Việt Nam trả lại đồng bằng châu thổ sông Cửu Long cho Campuchia. Tất cả mọi phương tiện đều được áp dụng, kể cả bạo loạn, trong mục đích tuyên truyền rằng “chính quyền Việt Nam đàn áp sư sãi và tôn giáo”.
Để gây hận thù dân tộc, tổ chức Khmer Krom còn dựng đứng những tội ác “ghê rợn” của các chính quyền Việt Nam để tố cáo trước dư luận thế giới như : thiêu sống 10.000 người Khmer năm 1945, giết rồi thả hàng ngàn xác người Khmer trôi sông từ 1976 đến 1979, tàn sát hàng ngàn người Khmer tại Trà Vinh và Vĩnh Long từ 1980 đến 1990.. với hy vọng được thế giới hỗ trợ và làm áp lực với Việt Nam trả lại miền Nam cho họ.
Bất chấp sự thật lịch sử về vùng đất Tây Nam bộ mà đồng bào Khmer đang sinh sống là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, thế lực thù địch, phản động đang đeo đuổi, làm rộ lên vấn đề Khmer Krom, vu cáo Việt Nam “cướp đất” Campuchia, xuyên tạc trắng trợn chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, nhất là những vấn đề liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer. Gắn liền với âm mưu và những hành động đó là sự ra đời của tổ chức phản động Khmer Krom phản động. Đây là một trong những âm mưu thâm độc và nguy hiểm , chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam , làm mâu thuãn giữa hai dân tộc Việt – Cam , tạo cớ cho các thế lực thù địch xuyên tạc tạo cớ để chúng can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định an ninh quốc gia an toàn trật tự xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét